Jaelene Hinkle, cầu thủ, đã bị loại khỏi đội bóng USA trước giải đấu sắp tới chỉ vì Hinkle, một Cơ Đốc nhân trung tín, từ chối chơi trong đội tuyển quốc gia năm ngoái. Lý do: các cầu thủ Hoa Kỳ mặc những chiếc áo có số màu cầu vồng để vinh danh May Pride, một vị trí mà đức tin và lương tâm của cô không cho phép.
Ngày 18 tháng 7, cô được mời tham dự đội tuyển quốc gia. Những người ủng hộ giới đồng tính bị xúc phạm. Sau đó cô bị loại khỏi đội bóng năm ngày. Ngay cả những người phê bình cô cũng đồng ý cô là cầu thủ xuất sắc, ở vị trí của cô trong đội. Nhiều người đang tự hỏi liệu cô có bị loại vì niềm tin của mình chăng.
Thi Thiên 35:11-12, Đa-vít mô tả kẻ thù của mình: Những người chứng gian nổi lên, Chúng tra hỏi tôi những điều tôi không biết. Chúng lấy dữ trả lành, Làm linh hồn tôi tuyệt vọng. Vua phản ứng thế nào? Còn tôi, khi chúng đau, tôi mặc bao gai, tôi đau đớn, tôi kiêng ăn, Khi lời cầu nguyện của tôi không được đáp lại. Tôi coi họ như bạn hữu, như anh em. Tôi đi than khóc như than khóc mẹ yêu, Đầu cúi trong bộ đồ tang chế.
Trắc nghiệm tốt nhất về nhân cách của một người là cách chúng ta đối xử với những người mà chúng ta không cần thiết phải đối xử tốt. Thực tế này đặc biệt áp dụng cho những người đã ngược đãi chúng ta, những người mà chúng ta có thể ăn miếng trả miếng. Nhưng khi ta lấy lòng yêu thương, ân cần đối đải họ thì hành động đó có sức mạnh đáng nể.
Câu chuyện về Robert E. Lee khi vị tướng được mời làm chứng tại phiên tòa, xử một người được coi là kẻ thù của mình. Tướng Lee đã làm tòa án ngạc nhiên vì những lời nói ân hậu về bị cáo. Các công tố viên phản đối: Nhưng ông có biết những gì y đã nói về ông? Lee trả lời: Quý tòa hỏi ý kiến của tôi về anh ta, không phải ý kiến của anh ấy về tôi.
Cơ Đốc nhân, trong tất cả mọi người, đặc biệt kinh nghiệm sự tha thứ như vậy, vì bốn lý do:
1. Chúng ta chỉ đơn giản cho ra những gì chúng ta đã nhận được. Chúng ta tha thứ cho người khác bởi vì chúng ta đã được tha thứ và hãy đối xử với nhau cách nhân từ, thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh chị em trong Chúa Cứu Thế (Ê-phê-sô 4:32).
2. Chúng ta biết những người chưa tin Chúa là những người bị hư mất. Phao-lô cảnh báo rằng những người chưa được tái sinh trí tuệ tối tăm, họ xa lạ với sự sống đến từ Đức Chúa Trời, do sự ngu muội trong mình, và do tấm lòng chai đá (Ê-phê-sô 4:18).
Tuy nhiên, biết những người chưa phải là con dân Chúa bị Satan lừa dối không làm cho chúng ta khá hơn họ. Tinh thần kẻ cả, trịnh thượng đối với nền văn hóa sa đọa của chúng ta đều không đúng với tinh thần Cơ Đốc và tai hại đối với sự làm chứng. Khi thấy những người hành động ngịch lý, chúng ta nên luôn luôn cảm tạ vì nhờ ân điển Chúa mà chúng ta không phải là họ.
3. Satan biết nó không thể tấn công Chúa nhưng nó biết cách làm tổn thương con dân Ngài. Sa-tan là thần đời này, y làm mờ tối tâm trí để họ không thấy ánh sáng Phúc Âm (2 Cô. 4: 4). Do đó, như Chúa Jêsus đã cảnh cáo trong thế gian, các con sẽ gặp hoạn nạn (Giăng 16:33).
4. Phải có lòng yêu thương người láng giềng để có thể yêu mến Chúa. Khi được hỏi trong Kinh Luật điều răn nào quan trọng nhất (Ma-thi-ơ 22:36), Chúa Jêsus đáp: Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi (c. 37) và Hãy yêu thương người khác như chính mình (c. 39).
Bạn không thể nói rằng bạn yêu tôi khi bạn không ưa con tôi. Thiên Chúa đo lường tình yêu của chúng ta dành cho Ngài bằng tình yêu của chúng ta dành cho người khác, đặc biệt là những người không ưa chúng ta. Những người chúng ta thấy khó thương là những người cần chúng ta yêu thương nhất, vì lợi ích của họ và cho chúng ta.
Khi yêu thương thay vì thù nghịch, có điều gì đó xảy ra trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta thấy mình có khả năng yêu thương ngay cả khi họ ghét mình. Chúng ta cảm nhận được gánh nặng trong tâm bắt đầu vơi đi. Chúng ta có thể nhận ân điển của Chúa và san sẻ lòng yêu thương của Ngài cho người khác.
Thử tưởng tượng sự khác biệt trong thế giới băng hoại này nếu hai tỉ Cơ Đốc nhân thực hành tình yêu như vậy. Nhưng mọi hành động phải bắt đầu ở đâu đó, với ai đó. Anh chị em sẽ bắt đầu với ai hôm nay?
Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh