Shoji Morimoto, ba mươi bảy tuổi, người Nhật, có bằng cao học ngành vật lý tại Đại học Osaka và từng làm việc trong ngành xuất bản trước khi quyết định đổi đời.
Trong khi nhiều người loanh quanh tìm kiếm công việc phù hợp, Shoji bắt đầu quảng cáo về thân phận mình "như một người vô công rỗi nghề."
Bất kể những gì anh quảng cáo, hơn ba nghìn người đã khám phá ra rằng đó không phải là những gì anh nói về cái tôi của mình. Thay vào đó, những người thuê anh vì họ cảm thấy buồn chán hoặc cô đơn và chỉ cần ai đó lắng nghe họ. Họ cần một giọng nói thân thiện, người sẽ không xét đoán họ, và sẽ hỗ trợ trong khi họ tìm cách vượt qua thử thách trong đời.
Một thân chủ đã mô tả, "Tôi đã lình xình khi có hẹn đến bệnh viện, nhưng tôi đi vì có người đi cùng." Những người khác chỉ đơn giản muốn “đi dạo với ai đó trong khi giữ khoảng cách xa xa, nơi chúng tôi không cần phải buôn chuyện, nhưng muốn thì cũng được.”
Trong khi một số kinh nghiệm của Morimoto hơi lạnh gáy một chút, chẳng hạn như người thuê anh vì muốn kể lại một vụ giết người và một người khác muốn có bạn đồng hành trong khi hồi phục sau một vụ tự sát, hầu hết thời gian của anh chỉ đơn giản là giúp đỡ mọi người không ở một mình.
Như vậy, sự thoải mái và yên lòng mà anh mang lại cho thân chủ của mình thường đáng giá hơn rất nhiều so với số tiền anh nhận được.
Mặc dù tôi có hơi hoài nghi ý muốn của Đức Chúa Trời là muốn nhiều người trong chúng ta bỏ công việc hàng ngày để du hý với người lạ, nhưng ý tưởng dành thời gian để lắng nghe người khác và có mặt với họ có thể là một trong những cách hiệu quả nhất để chúng ta thể hiện chức vụ của Đấng Christ trong nền văn hóa của chúng ta.
Anh chị em có nhớ những gì bạn bè của Gióp đã làm sau khi nghe Gióp kể về những tai họa ập đến đời ông không?
Trước khi đưa ra những lời buộc tội sai lầm về tính cách của Gióp — và của Đức Chúa Trời — họ đã hành động hai cách cụ thể mà chúng ta phải kể ra đây: “Ba bạn của Gióp nghe tin ông bị tất cả những tai họa ấy. Họ hẹn nhau mỗi người từ quê mình cùng đến chia buồn với Gióp và an ủi ông.” và “Họ ngồi bệt xuống đất với Gióp suốt bảy ngày bảy đêm; không ai nói với ông một lời nào, vì họ thấy ông đau đớn quá nhiều.” (Gióp 2:11, 13).
Mặc dù hầu hết chúng ta cũng cần thời gian mới có thể cảm thấy thoải mái về thể chất khi an ủi người khác, nhưng tất cả chúng ta đều có khả năng chú ý hơn và cố gắng lắng nghe nhiều hơn là nói với những người mà Đức Chúa Trời mang đến trong đời sống của chúng ta. Điều đó chúng ta có thể làm.
Đồng thời lắng nghe sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh về cách ứng phó khi nào là thời điểm thích hợp để giúp đỡ. Đức Chúa Trời có cách làm cho những khía cạnh bình thường và dễ bị bỏ qua trong mối quan hệ của chúng ta với người khác trở nên nổi bật, nhưng có thể dễ dàng bị gạt bỏ và tiếp tục đường xưa lối cũ trừ khi chúng ta chú ý lắng nghe.
Vì vậy, lần tới khi lướt mạng xã hội hoặc dạo quanh văn phòng và có điều gì đó thu hút sự chú ý của bạn, hãy dành một chút thời giờ để hỏi Chúa tại sao và liệu Ngài có điều gì muốn bạn làm về điều đó không.
Những người bị tổn thương thường là những chuyên gia che giấu niềm đau của họ, nhưng họ không thể che giấu điều đó với Chúa, và có thể Ngài muốn sử dụng bạn để giúp đỡ họ. Anh chị em đã sẵn sàng chưa?
Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh