Cơ quan Quốc gia Hàng không và Vũ trụ (NASA) gần đây đã có những lời lẽ gay gắt đối với Trung cộng sau khi các mảnh tên lửa Long March 5B quay trở lại bầu khí quyển của trái đất và thiêu đốt bầu trời trước khi bình minh ló dạng trên đường hạ cánh xuống Ấn Độ Dương gần Maldives vào cuối tuần trước, 8 tây tháng 5.
Quản trị viên NASA, Thượng nghị sĩ Bill Nelson, cho biết: “Rõ ràng là Trung Cộng không đáp ứng các tiêu chuẩn có trách nhiệm liên quan đến các mảnh vỡ không gian của họ.” Và dù có vẻ như không có ai bị tổn hại nghiêm trọng do hậu quả của sự kiện, nhưng nó như một lời nhắc nhở rằng giờ đây chúng ta có thể thêm rác không gian rực lửa vào danh sách những điều cần lo lắng. Thật không may, danh sách đó ngày càng dài.
Có lẽ lúc nào cũng vậy, nhưng trước khi có mạng xã hội và tin tức 24 giờ trong ngày giúp chúng ta cập nhật những thảm kịch mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta chỉ có thể sống trong một trạng thái hạnh phúc hơn trước sự vô thức về tội lỗi. Thế nào đi nữa, cách chúng ta chọn giải quyết khi mỗi ngày đều mang đến những điều đáng sợ đã nhanh chóng trở thành một trong những quyết định quan trọng và cấp bách nhất mà chúng ta phải đối mặt.
Đoạn Kinh thánh thường được trích dẫn nhiều nhất khi đối mặt với những lo lắng như vậy, 2 Ti-mô-thê 1: 7, Phao-lô nói với môn đệ trẻ của mình rằng: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng tinh thần hùng dũng, yêu thương và tự chủ.”
Thật không may, đoạn kinh văn đó có thể dễ dàng làm cho chúng ta có cảm giác tội lỗi vì sợ hãi hơn là sự can đảm cần thiết để đối mặt với nỗi sợ hãi. Rốt cuộc, sợ hãi không phải lúc nào cũng là một cảm xúc mà chúng ta có thể — hoặc nên — đơn giản là cố gắng ước nó biến mất. Thông thường, sự sợ hãi có lý do của nó.
Vậy làm thế nào chúng ta nên nắm bắt thông điệp của Phao-lô và tìm thấy can đảm để tiến về phía trước khi đối mặt với một danh sách dài các lý do khiến việc đưa ra lựa chọn như vậy có thể rất khó khăn?
Một phần giải pháp của Đấng Christ là “hãy khôn khéo như rắn và đơn sơ như chim bồ câu.” (Ma-thi-ơ 10:16b). Tìm kiếm sự khôn ngoan của Chúa không chỉ để biết cách chúng ta nên giải quyết tình huống đáng sợ như thế nào, mà còn giúp chúng ta nên sợ nó ngay từ đầu là bước đầu tiên cần thiết để nắm lấy tinh thần “hùng dũng, yêu thương và tự chủ” mà Phao-lô đề cập.
Một trong những lý do chính khiến nhiều người sống trong trạng thái lo âu và sợ hãi thường xuyên là vì họ đã không dừng lại để cân nhắc mức độ mà họ thực sự nên sợ. Đúng vậy, có thể một mảnh vở của phi thuyền không gian rơi xuống và làm ta bị tử vong hôm nay. Vâng, ta có thể gặp tai nạn xe hơi trên đường đi làm về. Vâng, ta có thể bị lây nhiễm Covid và cuối cùng phải nhập viện hoặc có thể tệ hơn.
Mỗi điều trong số đó là một phần của danh sách dài hơn nhiều những điều tồi tệ có thể xảy ra với chúng ta vào bất kỳ thời điểm nào về mặt lý thuyết. Nhưng khả năng xảy ra như thế nào đúng được bao nhiêu phần trăm?
Người chết vì các mảnh vỡ không gian rơi xuống sẽ là người đầu tiên. Trong khi mọi người chết mỗi ngày trong các vụ tai nạn xe hơi, rất có thể bạn chấp nhận rủi ro đó mà không cần suy nghĩ lần thứ hai. Và tỷ lệ sống sót đối với Covid là hơn 99%, giả sử bạn chưa tiêm vắc-xin hoặc có kháng thể từ một lần nhiễm trùng trước đó, trong trường hợp đó, tỷ lệ này thậm chí còn tốt hơn.
Một lần nữa, không có thông tin nào trong đoạn trước loại bỏ rủi ro tiềm ẩn do mỗi thông tin gây ra. Nhưng dành thời gian để cầu nguyện suy nghĩ về nỗi sợ hãi của chúng ta trước khi cho phép chúng điều khiển hành động và cách sống của chúng ta là điều cần thiết để trải nghiệm cuộc sống mà chúng ta được kêu gọi.
Tháng Năm này đánh dấu kỷ niệm 9 năm ngày tôi hoàn thành đợt điều trị ung thư. Nhờ ân điển của Chúa và những điều kỳ diệu của y học hiện đại, nó đã không quay trở lại, và tôi cầu nguyện nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Tuy nhiên, việc tôi đã khỏi bệnh ung thư trong gần một thập kỷ không ngăn được tôi đôi khi thức dậy toát mồ hôi lạnh vì nghĩ rằng nó đã quay trở lại. Vẫn còn những khoảng thời gian quá thường xuyên mà tôi phải ngồi xuống và cầu xin Chúa giúp tôi đối mặt tốt với những nỗi sợ hãi đó.
Một lần nữa, không phải là những suy nghĩ như vậy đặt sai chỗ hay không hợp lý. Tôi sẽ phải đối phó với nỗi sợ hãi đó cho đến cuối đời. Nhưng bằng cách cầu xin Chúa giúp tôi giải quyết và đối diện nó qua góc nhìn của Ngài, nỗi sợ hãi không làm chủ hành động hoặc chi phối cuộc sống của tôi.
Không biết nỗi sợ hãi nào đang gặm nhấm lòng can đảm của bạn hôm nay, nhưng tôi tin quyết rằng con đường tốt nhất là tìm kiếm sức mạnh, tình yêu, và sự tự chủ mà Đức Chúa Trời muốn đặt vào lòng bạn bằng cách cho phép Ngài giúp bạn giải quyết chúng bằng sự khôn ngoan và lòng dũng cảm.
Anh chị em sẽ bắt đầu ngay bây giờ chứ?
Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh