Xung đột giữa Israel và Hamas ngày càng gia tăng, thứ Ba, 18 tây. Một cuộc không kích từ bên trong dải Gaza đã khiến hai công nhân ở miền nam Israel thiệt mạng, trong khi các cuộc biểu tình ở Bờ Tây trở nên khốc liệt. Cuộc giao tranh được mô tả là tồi tệ nhất kể từ năm 2014.
Đáp lại, một nhóm 20 thượng nghị sĩ Cộng hòa đang thúc đẩy bỏ phiếu trong tuần này về một nghị quyết bày tỏ sự ủng hộ đối với Israel. Bên đối lập, Hạ nghị viên Alexandria Ocasio-Cortez tuyên bố rằng "việc trục xuất người Palestine và các cuộc tấn công vào al-Aqsa" là "những gì đã thúc đẩy chu kỳ bạo lực này." Tuy nhiên, bà không đề cập đến việc Hamas đã bắn tên lửa mà Israel đáp trả là do tự vệ. Bà và những người khác đã lên án Israel là một "chế độ áp bức", là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ bạo lực.
Trong bối cảnh tương tự, hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập trên khắp nước Mỹ trong những ngày gần đây để ủng hộ người Palestine và kêu gọi các biện pháp trừng phạt chống lại Israel. Một phóng viên nhà báo Do Thái tham dự cuộc biểu tình như vậy ở Seattle, bang Washington đã bị một phụ nữ dùng lá cờ Palestine tấn công. Một người Do Thái khác phản đối cũng bị tấn công; lá cờ Israel của ông đã bị đánh cắp, chà đạp, và đốt cháy.
Đã có một thời khi sự ủng hộ Israel là phi đảng phái. Tổng thống Harry Truman, Đảng Dân chủ, là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên công nhận chính phủ Do Thái chỉ 11 phút sau khi nó được thành lập vào năm 1948.
Tuy nhiên, trong nhiều thập niên kể từ đó, chuyện lên án Israel và sự ủng hộ của Mỹ đối với chính phủ Do Thái đã trở nên vô cùng mạnh bạo trong xã hội Hoa Kỳ. Câu chuyện này cũng là chủ đề kéo dài cả tuần của chúng ta về sức mạnh của ý tưởng và tính cấp bách của lẽ thật trong Kinh thánh.
Edward Said có thể là một trí thức Hoa Kỳ quan trọng bậc nhất mà hầu hết người Mỹ chưa từng nghe đến. Sinh ra ở Palestine vào năm 1935, cha là người Mỹ và mẹ là người Lebanon, ông đã trải qua thời thơ ấu ở Cairo và Jerusalem. Thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Ả Rập, ông tốt nghiệp trường Princeton và sau đó nhận bằng Thạc sĩ Văn học và Tiến sĩ Triết học tại Đại học Harvard.
Said gia nhập giảng viên Đại học Columbia năm 1963, giảng dạy tại đây cho đến khi qua đời vì bệnh bạch cầu năm 2003. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Yale và giảng dạy hơn 200 trường đại học khác ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và Trung Đông. Ông cũng là một nghệ sĩ đàn dương cầm và học giả âm nhạc xuất sắc.
Cuốn sách Orientalism xuất bản năm 1978 của ông đặc biệt có ý nghĩa. Một bài đánh giá trong tuần này đã lưu ý rằng Orientalism “thường xuyên được ca ngợi trong danh sách những cuốn sách có ảnh hưởng nhất thế giới.”
Trong đó, Said đưa ra tuyên bố rằng phương Tây nhìn phương Đông qua lăng kính thực dân gia trưởng, định kiến. Những thành kiến của phương Tây, theo quan điểm của ông, coi phương Đông là thấp kém và cổ lổ, và được dùng để biện minh cho tham vọng thuộc địa của Mỹ và các cường quốc châu Âu.
Câu chuyện này đã có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức và đặc biệt đã định hình cách nhìn của nhiều người về cuộc xung đột của Israel với người Palestine và sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel. Trong một bài báo năm 2013 cho World Affairs Journal, học giả Joshua Muravchik tuyên bố rằng Edward Said “đã thay đổi nhận thức của phương Tây về cuộc xung đột giữa Israel và Ả Rập”. Sau khi vạch trần nhiều sai sót về thực chất và những ngụy biện trong chủ nghĩa Phương Đông, Muravchik lưu ý rằng quan điểm của Said về các vấn đề Ả Rập-Do Thái dù sao cũng “thống trị các nghiên cứu về Trung Đông”.
Trong khi Said nói rằng ông “kinh hoàng” trước những hành động khủng bố “đàn ông và phụ nữ Palestine… đã được thúc đẩy, ”ông đổ lỗi cho Israel, quốc gia đã “chế tạo, được sản xuất theo đúng nghĩa đen...tên khủng bố.'"
Do ảnh hưởng của Edward Said và của những trí thức chống phương Tây khác, nhiều người thường hiểu rằng người Do Thái ở Israel là kẻ áp bức và người Palestine là nạn nhân của họ. Sự trỗi dậy kinh hoàng của chủ nghĩa bài Do Thái trong khuôn viên các trường đại học Hoa Kỳ và trên toàn thế giới là kết quả trực tiếp của câu chuyện này.
Nói rõ hơn: Tôi không bảo vệ mọi thứ mà chính phủ Israel đã và đang làm. Tôi cũng là người ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hai quốc gia, trong đó cả Israel và Palestine đều có một quê hương tự trị cho người dân của họ. Nhưng tôi vô cùng lo lắng trước sự phổ biến ngày càng gia tăng của những câu chuyện chống Israel vừa phi luận lý học vừa phi Kinh thánh.
Về mặt luận lý học: như người dẫn chương trình phát thanh Dennis Prager lưu ý, nếu người Israel buông súng, Do Thái sẽ bị tiêu diệt vào ngày mai; nếu người Palestine bỏ súng xuống, sẽ có hòa bình vào ngày mai. Ông đúng về cả hai điểm.
Đối với Kinh thánh: Đức Chúa Trời đã chọn dân tộc Do Thái làm đường dẫn mà qua đó “tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nhờ con mà được phước.” (Sáng. 12: 3b). Phao-lô nói về họ rằng “họ là người thân yêu vì cớ các tổ phụ.” (Rô-ma 11:28b) và nói thêm “vì tặng phẩm Chúa ban và tiếng Chúa gọi không bao giờ hủy bỏ được.” (câu 29b).
Kết quả là, tôi tin chắc rằng Chúa vẫn đang sử dụng dân tộc Do Thái theo những cách độc đáo để ban phước cho nhân loại. Ví dụ: mặc dù người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới, nhưng họ đã được trao 22% tổng số giải Nobel từ năm 1901 đến năm 2020 (và chiếm 36% tổng số người nhận giải ở Hoa Kỳ trong cùng thời gian). Israel là nền dân chủ thực sự duy nhất ở Trung Đông và là đối tác kinh tế và quân sự quan trọng nhất của chúng ta trong khu vực.
Đồng thời, tôi cũng biết rằng dân tộc Do Thái cần Chúa Giêsu.
Là người Do Thái không thôi chưa đủ. Như Chúa Giê-su đã nói về chính mình,” Ta chính là Con Đường, Chân Lý, và Nguồn Sống, chẳng bởi Ta thì không ai đến cùng Cha được.” (Giăng 14: 6). Đây là lý do tại sao Phi-e-rơ đã tuyên bố trước hội đồng tôn giáo Do Thái rằng: “Không có sự cứu rỗi trong một ai khác cả, vì dưới trời không có Danh nào khác được ban cho loài người để chúng ta phải nhờ Danh ấy mà được cứu.” (Công vụ 4:12).
Phao-lô nói về đồng bào Do Thái của mình: “Hỡi anh chị em, lòng tôi ao ước và cầu xin Đức Chúa Trời cho họ được sự cứu rỗi.” (Rô-ma 10: 1).
Anh chị em sẽ hưởng ứng cùng sứ đồ ao ước và cầu xin Đức Chúa Trời cho họ hôm nay chứ?
Lược dịch: Ngyễn Thị Bảo Hạnh