Vào giữa những năm 1990, Jeffrey Clark và Garr Keith Hardin bị kết tội giết Rhonda Sue Warford, mười chín tuổi. Họ bị buộc tội giết cô như một phần của lễ hiến tế Satan và bị kết án tù chung thân. Ngoại trừ họ đã không làm việc đó. Và mỗi người đều phải trả giá đắt là 21 năm tù do bị kết án oan sai. Làm thế nào mà một vụ án xử sai như vậy lại có thể xảy ra?
Tại sao Clark và Hardin bị kết tội? Vụ việc xãy ra xoay quanh viện công tố: lời khai của một người cung cấp thông tin trong nhà tù và thám tử chính của vụ án, sự hiện diện của những sợi lông, tóc trên người nạn nhân được cho là của Hardin, và cáo buộc thờ cúng Satan và hiến tế động vật khiến bồi thẩm đoàn dễ dàng đi đến kết luận là cặp đôi Clark và Hardin có khả năng giết người. Các nhân viên liên hệ trong việc điều tra tập trung vào Clark và Hardin đến mức độ họ bỏ qua những lời khai khác, chẳng hạn như lời khai của một nhân chứng - người đã thú nhận giết người.
Cuối cùng, Clark và Hardin đã phải ngồi tù hơn hai thập kỷ trước khi một nhóm điều tra độc lập The Innocence Project thuyết phục Tòa án tối cao Kentucky tiến hành xét nghiệm DNA trên những sợi lông, tóc được để trên người Hardin và Clark — tại hiện trường. Những sợi lông, tóc đã được chứng minh là của người khác. Những phát hiện đó, cùng với bằng chứng cho thấy thám tử chính thể hiện kiểu nói dối về lời thú tội của nhân chứng, dẫn đến việc 2 người họ được thả vào năm 2016. Tuy nhiên, thử thách của họ vẫn chưa kết thúc.
Cả hai bị truy tố lần nữa. Clark bị buộc tội khai man vì đã thú nhận giết người với nỗ lực mong được ân xá. Mặc dù những cáo buộc đó cuối cùng cũng bị bác bỏ, nhưng câu chuyện của họ vẫn quan trọng và phù hợp với chúng ta ngày nay vì hai lý do.
Những gì xảy ra với Clark và Hardin đã xãy ra nhiều hơn chúng ta tưởng tại hệ thống tòa án Hoa Kỳ. Theo báo cáo của David Leonhardt, một nghiên cứu ước tính rằng ít nhất 4,1% tử tù xứng đáng được minh oan, và các trường hợp tấn công tình dục được phát hiện là dẫn đến kết án oan hơn 10%.
Đối với những người bị kết án sai, con đường nhanh nhất để được tự do là nói dối và nhận điều họ không làm. Những lời thú tội như vậy thường là bước đầu tiên để được tại ngoại điều tra, và các tù nhân thường không thể được thả tự do mà không tỏ ra ăn năn, bất kể họ có tội gì.
Tuy nhiên, trừ khi bạn đã bị kết án về tội mà bạn chưa phạm, có thể rất khó để hiểu và thông cảm hoàn toàn với những người mắc phải.
Nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh nan y, thật khó để thông hiểu những gì một người đang trải nghiệm. Nếu bạn chưa bao giờ bị mất con, thật khó để biết cách phục vụ những người ở hoàn cảnh đó. Nếu bạn chưa bao giờ sống trong cảnh nghèo đói hoặc thất nghiệp, thì thật khó để cảm thông với những người đang phải vật lộn trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
1. Nhưng bước đầu tiên để có lòng cảm thông là nhận biết điều mình cần và chọn nương dựa vào Chúa Thánh Linh để giúp chúng ta biết lắng nghe và đáp ứng theo sự hướng dẫn của Ngài. Khi chúng ta nói với người bị tổn thương bằng sự khôn ngoan hoặc kinh nghiệm của chính mình, thay vì trông cậy vào Chúa để biết phải nói gì, chúng ta có thể trở thành rào cản nhiều hơn là giúp cho những người cần sự giúp đỡ.
Những người bạn của ông Gióp trong Kinh thánh được xem là những ví dụ thường xuyên và đúng đắn được trưng dẫn về những điều không nên làm khi ai đó xung quanh chúng ta bị tổn thương. Tiếc thay, chúng ta thường xuyên sa vào những khuôn mẫu như vậy.
2. Không nhất thiết phải đồng ý hay chìu theo ý họ để mong được đối xử công bằng.
Trong khi Hardin và Clark không hề phạm tội giết người, đã có rất nhiều báo cáo đưa ra trong phiên tòa về hành vi của họ để đề cao một số dấu hiệu nghiêm trọng. Cảnh sát đã thu hồi nhiều tang vật huyền bí liên quan đến vụ án từ nhà của Hardin trong quá trình điều tra. Cả hai người đều bị buộc tội thực hiện hoặc thảo luận về việc hiến tế động vật như một phần nghi thức cúng tế Satan. Một trong những người bạn của Warford đã làm chứng rằng, trong khoảng thời gian mà Warford nhầm tưởng mình có thể đang mang thai, Hardin đã đe dọa giết cô và thai nhi nếu đó đúng là sự thật.
Không rõ những cáo buộc đó chính xác bao nhiêu, nhưng các báo cáo cho thấy rằng — ít nhất là vào thời điểm xét xử — Hardin và Clark không phải là những người có nếp sống bình thường. Tuy nhiên, không điều gì trong sự cáo buộc đó thay đổi một sự thật rằng cả hai người đàn ông này đều bị đối xử bất công và bị cướp đi 21 năm tự do của tuổi thanh xuân.
Là Cơ đốc nhân, một trong những nhân chứng quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm đối với nền văn hóa đương thời là thay mặt những người mà chúng ta có thể không đồng ý tranh luận khi họ bị đối xử bất công. Kết cuộc, lòng trung tín và trách nhiệm tối hậu của chúng ta thuộc về Chúa chứ không thuộc về con người.
Chúng ta nên là những người tiên phong ủng hộ nền văn hóa bình đẳng và công bằng bởi vì những điều đó quan trọng đối với Chúa của chúng ta, và cũng phải quan trọng đối với chúng ta.
Vì vậy, lần tới nếu bạn có ý bỏ mặc ai đó bị đối xử tệ bạc vì bạn không đồng ý với họ về một vấn đề cụ thể, hoặc vì họ sống đối lập với lẽ thật của Đức Chúa Trời, hãy dành một chút thời giờ để suy nghĩ về cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta cùng một cách như vậy. Sau đó, hãy cầu xin Chúa giúp bạn ghi nhớ điều đó mỗi ngày trong cuộc sống.
Trong thế giới này, chúng ta thường xuyên bị vây quanh bởi những người không cùng chí hướng, hành động, và niềm tin. Nhưng chúng ta không nhất thiết phải đồng ý với mọi người làm phần việc của chúng ta để đảm bảo họ được đối xử công bằng.
Cách đối xử như vậy sẽ không dễ dàng, và để thực hiện tốt nó cần cả sự đồng cảm và hiểu biết về những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Tuy nhiên, đó là tấm gương được Chúa của chúng ta nêu ra trong suốt thánh chức của Ngài và là tiêu chuẩn mà mỗi người chúng ta sẽ được đo lường khi chúng ta tìm cách đại diện cho Chúa Giê-su cho những người hư mất. Anh chị em sẽ được đo lường như thế nào hôm nay?
Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh