Vườn Ê đen mới

Nhu Cầu Của Phục Hưng Cá Nhân – Mục sư Ngô Việt Tân

Nhu Cầu Của Phục Hưng Cá Nhân
The Need of Personal Revival
Rô-ma 8:1-11

Trong Đấng Christ, chúng ta được chữa lành bởi những vết thương của Ngài (1 Phi-e-rơ 2:24), và chúng ta đã kinh nghiệm được sự đổi mới bởi Đức Thánh Linh (Tít 3:5). Sau khi được tái sinh, phục hồi, cứu rỗi và chữa lành, các Cơ đốc nhân được khuyến khích sống đời sống theo sự hướng dẫn của Thánh Linh (Ga-la-ti 5), được đầy dẫy Thánh Linh (Ê-phê-sô 5:18), tự xem mình có đức tin không (2 Cô-rinh-tô 13:5), đến thánh hóa bản thân (1 Phi-e-rơ 1:15), kiên trì thi hành ý muốn Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 10:36), khuyến khích cải thiện và tăng trưởng thuộc linh (1 Phi-e-rơ 2:4-5, 2 Phi-e-rơ 1:3-11), và thực hiện việc lành (Tít 2-3).
Đức Chúa Trời, qua Đức Thánh Linh của Ngài, kêu gọi chúng ta phục hưng trong một số tình huống. Những bức thư của Đấng Christ gửi cho bảy Hội Thánh tiết lộ một số trường hợp có thể cần đến sự phục hưng. Trong bức thư gửi cho các tín hữu ở Ê-phê-sô, Chúa Giê-su khen ngợi Hội Thánh về sự kiên trì và sáng suốt của họ, nhưng Ngài nói rằng họ đã từ bỏ tình yêu ban đầu (Khải huyền 2:4-5). Nhiều khi sự phấn khích của việc tiếp nhận Đấng Christ trở nên nguội lạnh, chúng ta đánh mất lòng sốt sắng lúc đầu. Chúng ta bị sa lầy trong nghi lễ, làm cho có lệ, và bước đi theo Chúa trong sự mệt mỏi. Vì thế, chúng ta không còn kinh nghiệm được niềm vui phục vụ Chúa nữa.
Đây là thời điểm mà con dân Chúa cần sự thăm viếng của Chúa Thánh Linh. Sự phục hưng giúp khôi phục lại tình yêu ban đầu và niềm đam mê dành cho Chúa Cứu Thế. Khải huyền 2:10-11 đề cập đến Hội Thánh tại Si-miệc-nơ đang chịu sự bắt bớ dữ dội. Những quan tâm và lo lắng trong cuộc sống có thể đánh gục chúng ta, khiến chúng ta kiệt quệ về mặt cảm xúc, thể chất và tinh thần. Sự phục hưng có thể nâng chúng ta lên với niềm hi vọng và niềm tin mới trong ân điển của Ngài.
Khải huyền 2:14-16 nói về vấn đề thỏa hiệp với thế gian và kết hợp những giá trị trần tục vào hệ thống niềm tin của chúng ta. Sự phục hưng giúp chúng ta nhận thức đúng đắn những giá trị nào chúng ta nên nắm giữ hay những triết lý sống nào cần loại bỏ khỏi chúng ta.
Khải huyền 2:20-23 thảo luận về vấn đề chấp nhận sự dạy dỗ sai lầm trong các hội thánh của chúng ta. Chúng ta cần xem xét những thông điệp mà mình nghe được và so sánh chúng với thông điệp của Kinh Thánh. Sự phục hưng giúp chúng ta tìm ra sự thật.
Khải huyền 3:1-6 mô tả một Hội Thánh chết, một Hội Thánh trải qua những chuyển động bên ngoài, nhưng không có gì bên dưới. Đây là một bức tranh về Cơ đốc giáo trên danh nghĩa, bề ngoài thịnh vượng, bận rộn với các hoạt động tôn giáo bên ngoài, nhưng không có đời sống thuộc linh và quyền năng của Thánh Linh. Phục hưng giúp vực dậy đời sống tâm linh.
Trong Khải huyền 3:11, chúng ta được cảnh báo thêm về tính tự mãn, một đời sống không kết quả. Tất cả những viễn cảnh này kêu gọi con dân Chúa cần khao khát cơn phục hưng tâm linh cho họ.
Dấu hiệu minh chứng của sự phục hưng là một sự tuôn đổ dồi dào của Đức Thánh Linh trên các tín hữu nhằm giúp những đời sống được thay đổi. Các phong trào phục vụ hướng tới lẽ phải, công tác truyền giáo và sự công bằng xã hội sẽ xảy ra. Các tín đồ một lần nữa dành thời gian để cầu nguyện, đọc và làm theo Lời Chúa. Các tín đồ bắt đầu sử dụng các ân tứ thuộc linh của họ một cách mạnh mẽ. Dĩ nhiên, mỗi con dân Chúa phải bắt đầu bằng tấm lòng và thái độ xưng nhận tội lỗi và sự ăn năn.
1. Chúng ta cần Sự Phục Hưng Tâm Linh Vì Sự Khô Hạn Tâm Linh (We Need Spiritual Revival Because of Spiritual Drought).
A) Nhận thức về sự khô hạn tâm linh của chính mình
“Thơ Đa-vít, Khi Người Ở Trong Sa Mạc Giu-đa. Lạy Đức Chúa Trời, chính Ngài là Đức Chúa Trời của tôi, Tôi tha thiết tìm kiếm Ngài. Linh hồn tôi khát khao Chúa, Thể xác tôi mong ước Ngài Như mảnh đất khô khan, Nứt nẻ, không có nước” (Thánh thi 63:1 BDM).
Đời sống của một Cơ-đốc-nhân thường phải đối diện với nhiều thử thách, sự cám dỗ, nan đề tâm linh, và sự tấn công của Satan. Lắm khi người tin Chúa có lúc bị ngã lòng, sa sút thuộc linh, và ngay cả bị mất đi niềm tin. Sau đây là những lý do mà Cơ-đốc-nhân cần được Chúa Thánh Linh thăm viếng cách tươi mới và mạnh mẽ như:
• khi chúng ta không kính yêu Ngài như chúng ta đã từng.
• khi sở thích và nghề nghiệp trần thế quan trọng hơn đối với chúng ta hơn là những sở thích vĩnh cửu.
• khi chúng ta thích xem TV và đọc sách báo và tạp chí thế tục hơn là đọc Kinh Thánh và cầu nguyện.
• khi các buổi thờ phượng Chúa ở nhà thờ được tham dự và quan trọng hơn các sinh hoạt của người đời.
• khi chúng ta ít dành thời giờ hoặc không muốn cầu nguyện.
• khi chúng ta đặt những người không đủ tiêu chuẩn trong Thánh Kinh vào các vị trí lãnh đạo trong hội thánh của chúng ta.
• khi đời sống tâm linh của chúng ta không có niềm vui và không có sự đam mê.
• khi chúng ta hiểu biết Lời Chúa nhưng chúng ta không thực hành trong cuộc sống của mình.
• khi chúng ta có thời gian cho thể thao, vui chơi và giải trí, nhưng không dành cho việc học Kinh Thánh và cầu nguyện.
• khi chúng ta không trân quý và run sợ trước Lời Chúa.
• khi chúng ta ít khi nghĩ đến giá trị của sự vĩnh cửu.
• khi dân sự của Đức Chúa Trời quan tâm đến công việc và sự nghiệp của họ hơn là về Nước Đức Chúa Trời.
• khi các tín hữu có thể bất hòa với nhau và không cảm thấy bị bắt buộc phải theo đuổi sự giải hòa.
• khi những người chồng và người vợ trong Chúa không cầu nguyện cùng nhau.
• khi các cuộc hôn nhân của chúng ta đang chỉ tồn tại thay vì tràn đầy tình yêu thương của Đấng Christ.
• khi con cái chúng ta đang lớn lên để tiếp nhận các giá trị trần tục, triết lý thế tục và lối sống vô đạo đức.
• khi chúng ta quan tâm đến việc học hành của con cái chúng ta, và các hoạt động thể thao của chúng hơn là về tình trạng tâm linh của chúng.
• khi tội lỗi trong hội thánh đang làm ô-uế người khác.
• khi tội lỗi đã biết không được xử lý thông qua quy trình kỷ luật và phục hồi theo Kinh Thánh.
• khi chúng ta chịu đựng những tội lỗi “nhỏ nhặt” của những lời đàm tiếu, một tinh thần chỉ trích nhau và thiếu tình yêu thương.
• khi chúng ta xem những thứ không thánh thiện trên tivi và phim ảnh.
• khi tiếng hát của chúng ta nửa vời và sự thờ phượng của chúng ta vô cảm.
• khi lời cầu nguyện của chúng ta thiếu nhiệt thành.
• khi chúng ta không thường xuyên nhìn thấy bằng chứng về quyền năng siêu nhiên của Chúa.
• khi chúng ta không còn khóc lóc, than khóc và đau buồn vì tội lỗi của mình và tội lỗi của người khác.
• khi chúng ta được lôi kéo đến nhà thờ bởi động lực vui thích của cá nhân, thay vì đến với sự khao khát kinh nghiệm tình yêu, ân điển, và tôn thờ Đấng quyền năng.
• khi chúng ta không khao khát mối liên hệ với Chúa và sự thông công của dân sự Đức Chúa Trời.
• khi sự dâng hiến của chúng ta được đo lường và tính toán, thay vì rộng rãi và hi sinh.
• khi chúng ta quan tâm đến những gì người khác nghĩ về chúng ta hơn là những gì Chúa nghĩ về chúng ta.
• khi chúng ta không sống như muối của đất và ánh sáng cho trần gian.
• Khi chúng ta không còn hết lòng kính yêu Chúa cũng như không còn nhiệt tình phục vụ Ngài.
Những lý do trên đây là dấu hiệu của một đời sống cần được Chúa Thánh Linh thăm viếng và phấn hưng tâm linh. Nhà Thần Học J. I. Packer nói rằng “Việc Đức Chúa Trời nhanh chóng viếng thăm dân của Ngài, chạm đến trái tim họ và làm sâu sắc thêm công việc ân điển của Ngài trong cuộc sống của họ.” Mục sư Stephen Olford tin rằng “hành động có chủ quyền của Đức Chúa Trời, trong đó Ngài phục hồi sự ăn năn, đức tin và sự vâng phục của những người sa ngã của chính Ngài.” Mục sư Robert Coleman mô tả sự phấn hưng giống như là “sự đánh thức hoặc đưa dân Chúa về với bản chất và mục đích thực sự của họ.”
Mục sư Charles Finney định nghĩa phục hưng tâm linh là “sự trở lại của hội thánh sau những lần sa ngã và sự cải đạo của những người tội lỗi.” Riêng Mục sư Richard Owen Roberts mô tả cuộc phấn hnưg tâm linh giống như “một chuyển động phi thường của Chúa Thánh Linh tạo ra những kết quả phi thường.”
B) Xem xét lại mối liên hệ của chính mình với Chúa “Chúa phán: “Vì dân này đến gần Ta bằng miệng; Tôn vinh Ta bằng môi Nhưng lòng thì xa cách Ta. Sự chúng nó kính sợ Ta Chỉ là điều răn của loài người,do loài người dạy bảo” (I-sa 29:13 BDM).
2. Chúng ta cần Sự Phục Hưng Tâm Linh Bởi Vì Suy Thoái Tâm Linh (We Need Spiritual Revival Because of Spiritual Bankruptcy).
Bankruptcy – Sự Phá sản
“Vô đạo đức phá sản sự nghiệp
Vô tình phá sản gia đình
Vô vọng phá sản tương lai
Vô tâm phá sản hạnh phúc
Vô ân phá sản đức hạnh
Vô giáo dục phá sản nhân văn
Vô tín phá sản linh hồn”
“Unscrupulous bankrupt career Inadvertently bankrupt family Hopeless bankrupt future Heartless bankrupt happy Ungrateful bankrupt virtue Uneducated bankrupt human values Unbelief bankrupt soul “
Mục Sư Ngô Việt Tân
Trong hành trình bước đi theo Chúa Giê-su, người tin Chúa có khi trải nghiệm những thời điểm sa ngã thuộc linh, bị cám dỗ, phạm tội, hay nguội lạnh tâm linh. Đây là các lý do tại sao mỗi con dân đều cần được sự thăm viếng của Chúa Thánh Linh. Đây cũng là điêù mà mỗi con dân Chúa cần được phục hưng đời sống cá nhân.
Chúng ta có bao giờ quan sát hay suy nghiệm các dấu hiệu của đời sống suy thoái tâm linh hay mất đi lòng nhiệt huyết yêu mến Chúa và phục vụ Ngài? Chúng ta có thể thường nhìn thấy bảy dấu hiệu cảnh báo một đời sống suy thoái tâm linh như:
• Không còn muốn ăn nuốt lời Chúa (Loss of appetite for God’s Word).
1 Phê-rơ 2:2
Rô-ma 10:17
• Không còn khao khát cầu nguyện cùng Chúa
(Loss of desire for prayer)
1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17
Mác 11:35
• Không còn muốn đi nhóm thờ phượng và tham gia sinh hoạt Hội Thánh với các thánh đồ
(Loss of desire to assemble with other believers)
Công vụ 2:46
• Không còn yêu thương hay quan tâm đến người khác
(Lack of love or concern for others)
Ma-thi-ơ 22:39
1 Giăng 13:34
Phi-líp 2:3
• Không còn khao khát phục vụ nhà Chúa
(Lack of serving spirit in God’s Kingdom)
Rô-ma 12:6-8
1 Phê-rơ 4:10
• Không còn nhận biết chân lý của Chúa
(Lack of discernment for the truth)
Giăng 17:17
• Sống với tinh thần phê bình và cay đắng
(Live with critical and bitter spirits).
Ma-thi-ơ 7:3-5
Ga-la-ti 5:15
Nguyên do nào khiến Cơ đốc nhân dễ sa vào tình huống phá sản tâm linh? Phải chăng là sự cám dỗ, sự phạm tội, lòng kiêu căng hay sự không vâng phục Chúa? Chúng ta có thể suy gẫm các loại phá sản khác nhau trong đời sống theo Chúa như:
A) Cơ-đốc-nhân phá sản – A Christian bankrupt
“Dù tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nhưng không có tình yêu thương thì tôi chỉ như tiếng cồng khua vang hay chập chỏa inh ỏi. 2 Dù tôi được ân tứ nói tiên tri và hiểu biết tất cả mọi huyền nhiệm cũng như tri thức, dù tôi có tất cả đức tin đến nỗi có thể dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi vẫn không ra gì. 3 Dù tôi phân phát tất cả gia tài của tôi cho người nghèo, và hy sinh thân thể để chịu thiêu đốt, nhưng không có tình yêu thương thì cũng chẳng ích lợi gì cho tôi. 4 Tình yêu thương hay nhẫn nại, tình yêu thương nhân từ, không ghen ghét, không khoe khoang, không kiêu ngạo, 5 không khiếm nhã, không tìm tư lợi, không dễ nóng giận, không ghi nhớ việc ác, 6 không vui về việc bất chính nhưng chung vui trong sự thật. 7 Tình yêu thương dung thứ mọi sự, tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự. 8 Tình yêu thương không bao giờ chấm dứt, các việc nói tiên tri rồi sẽ hết, những ân tứ nói tiếng lạ cũng sẽ ngưng, tri thức cũng sẽ hết” (1 Cô-rinh-tô 13:1-8).
“Phước cho người nghèo khổ trong tâm linh, vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ. 4 Phước cho người than khóc, vì sẽ được an ủi. 5 Phước cho người khiêm nhu, vì sẽ được thừa hưởng đất. 6 Phước cho người đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ” (Ma-thi-ơ 5:3-6).
“Thưa anh chị em, hãy thận trọng để không một ai trong anh chị em có lòng gian ác và vô tín đến nỗi lìa bỏ Đức Chúa Trời hằng sống. 13 Nhưng cứ khuyến cáo nhau hằng ngày đang khi còn được gọi là “ngày nay” để không một ai bị tội lỗi lừa gạt mà cứng lòng, 14 vì chúng ta được dự phần với Chúa Cứu Thế nếu chúng ta giữ vững niềm tin cậy ban đầu của mình cho đến cuối cùng” (Hê-bơ-rơ 3:12-14).
B) Gia đình phá sản – A bankrupt Family
“Người nào gây rắc rối cho gia đình mình sẽ chẳng thừa hưởng được gì; Còn kẻ ngu dại sẽ làm đầy tớ cho người có lòng khôn ngoan” (Châm ngôn 11:29).
_ Gia đình Giô-sép, Gióp, Vua Đa-vít, Vua Sa-lô-môn
C) Hội Thánh phá sản – A bankrupt Church
“Ta biết các công việc con; con không lạnh cũng không nóng; Ta ước gì con nóng hoặc lạnh hẳn thì hơn. 16 Vì con hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sắp nhổ con ra khỏi miệng Ta. 17 Vì con nói: “Ta giàu, ta đã làm nên giàu có, không cần chi nữa, nhưng con không biết mình cùng khốn, đáng thương, nghèo khổ, đui mù và lõa lồ” (Khải huyền 3:15-17).
D) Quốc gia phá sản – A bankrupt nation
“Khi Ta đóng cửa trời không cho mưa xuống, khi Ta truyền châu chấu xâm chiếm đất đai, khi Ta sai dịch lệ đến giữa dân Ta; 14 lúc ấy nếu dân Ta, dân được gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và ăn năn từ bỏ con đường gian ác thì Ta từ trên trời sẽ nghe, tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành đất đai của chúng” (2 Sử ký 7:13-14).
3. Chúng ta cần Sự Phục Hưng Tâm Linh Bởi Vì Tội Lỗi (We Need Spiritual Revival Because of Sin).
A) “luật của tội lỗi và của sự chết” và “xác thịt làm cho suy yếu” (Rô-ma 8:2-3).
B) Người công chính “không sống theo xác thịt nhưng theo Thánh Linh” (Rô-ma 8:5).
C) Người công chính sống trong sự sống và bình an khi tâm trí người ấy không sống theo xác thịt ((Rô-ma 8:6-7).
D) “Ai sống theo xác thịt thì không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:8).
E) “Nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời thật sự ngự trong anh chị em thì anh chị em không sống theo xác thịt nhưng theo Thánh Linh, nếu ai không có Thánh Linh của Chúa Cứu Thế thì người đó không thuộc về Ngài” (Rô-ma 8:9).
4. Chúng ta cần Sự Phục Hưng Tâm Linh Để Hiệp Một và Thương Yêu Nhau (We need spiritual revival to be united and love one another).
A) Hội thánh hiệp một trong sự thờ phượng (Công vụ 2:46,47; 5:12).
B) Hội thánh hiệp một trong sự cầu nguyện (Công vụ 2:42).
C) Hội thánh hiệp một trong sự thông công (Công vụ 2:42).
D) Hội thánh hiệp một trong sự dạy dỗ Lời Chúa (Công vụ 2:42).
E) Hội thánh hiệp một trong tình yêu thương và sự giúp đỡ lẫn nhau (Công vụ 2:44,45).
F) Hội thánh hiệp một trong mọi quyết định “nên chúng tôi đồng lòng hiệp ý chọn vài đại biểu cùng với các thân hữu của chúng tôi là Ba-na-ba và Phao-lô và cử họ đến thăm anh em” (Công vụ 15:25).

Mục Sư Ngô Việt Tân
Youtube – Mục Sư Ngô Việt Tân Channel

 

Ngày đăng: 02/26/2025