Sách Báo Cơ Đốc

Sống Hạnh Phúc (Live A Happy Life) Mục Sư Ngô Việt Tân

Lời giới thiệu:

Sống Đạo hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả sách mới của Mục Sư Ngô Việt Tân

Sống Hạnh Phúc
Live A Happy Life
Tác Giả Mục Sư Ngô Việt Tân

Quý vị muốn mua sách, xin liên lạc
Tel: 403-922-2209
Email: ngoviettan53@gmail.com Facebook.com/CâuLạcBộViếtSáchTinLành Facebook.com/SachTinLanh

Mục Lục – Contents

Lời Mở Đầu
Chương 1
Sống Khoẻ
Live A Healthy Life

Chương 2
Sống Trẻ
Live A Younger Life

Chương 3
Sống Vui Vẻ
Live A Happy Life

Chương 4
Sống Phải Lẽ
Live A Good Life

Chương 5
Sống Chia Sẻ
Live A sharing Life

Lời Mở Đầu

Ai trong chúng ta đêù mong ước có một lối sống vui khoẻ, sống trẻ, và sống hạnh phúc. Nhưng cuộc sống trở nên có ý nghĩa, mục đích, và toại nguyện khi cuộc sống của chúng ta tận hưởng được cách sống khoẻ, sống trẻ, sống vui vẻ, sống phải lẽ, và sống chia sẻ.

Có bao giờ quý vị nghe và biết rằng có bảy người đã sống thọ hơn 900 tuổi mà Kinh Thánh đã ghi chép lại chăng?

• A-đam sống thọ được 930 tuổi (Sáng thế 5:5).

• Sết sống thọ 912 tuổi (Sáng thế 5:8).

• Ê-nót sống thọ 905 (Sáng thế 5:11).

• Kê-nan sống thọ 910 tuổi (Sáng thế 5:14).

• Giê-rệt sống thọ 962 (Sáng thế 5:20).

• Mê-tu-sê-la sống thọ 969 tuổi (Sáng thế 5:27).

• Nô-ê sống thọ 950 tuổi (Sáng thế 9:29).

Theo ước vọng thường tình của nhiều người là sống khoẻ, sống trẻ, sống vui, sống phải lẽ, và sống chia sẻ theo định hướng của con đường hạnh phúc. Tại sao hạnh phúc là niềm khát vọng của nhiều người? Con người có thể mua hạnh phúc bằng tiền bạc, danh vọng, và quyền lực chăng?

Một Ca sĩ Nhạc Rock đã tâm sự rằng “Tôi cố làm điêù gì mà tôi mong muốn. Tôi không cảm thấy được hạnh phúc hay thỏa lòng với cuộc sống của mình trong suốt 10 năm qua. Tôi đã đạt được tất cả mọi điêù tôi muốn trong cuộc sống…Tôi chỉ biến mình trở thành một cái máy trình diễn âm nhạc (music-creation-performance machine)”.

Một người đàn bà trúng xổ số (lottery winner) được $26 triệu Đô-la chia sẻ rằng, khi được ký giả Đài Truyền Hình phỏng vấn:

• Bà nói “Tôi đã tê (numb) người trong 3 năm.”

• Người phỏng vấn hỏi tiếp: “Nhưng chắc bà phải được hạnh phúc lắm – But you must have been happy”.

• Bà trả lời rằng: “Có và không. Tôi đã ly dị hai năm sau khi tôi được trúng lô xổ số.”

• Người phỏng vấn hỏi thêm: “Tiền bạc có thể mua hạnh phúc được không – Can money buy happiness?”

• Bà đáp liền: “Dĩ nhiên là không. Khi bạn có tiền bạc đi ra ngoài và mua điêù gì bạn muốn.

Và rồi sự trống vắng mà bạn đã có từ trước sẽ quay trở lại, còn tệ hơn trước – Of course not. When you have money, you go out and buy what you want. Then later the emptiness that you had before all comes back, only worse.”

Martin Luther King, Jr. nói rằng “… cách chắc chắn nhất để tìm được hạnh phúc là tìm kiếm hạnh phúc cho những người khác – the surest way to be happy is to seek happiness for others.” Charles Spurgeon nói “Không phải chúng ta có bao nhiêu, mà là chúng ta tận hưởng bao nhiêu, điều đó tạo nên hạnh phúc – It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.”

Theo văn hóa của Nhật Bản, “Ukeireru 受け入れる” có nghĩa là chấp nhận. Đối với triết lý sống của người Nhật, học cách chấp nhận với bản chất vốn có của vạn vật là bí quyết để sống hạnh phúc, và để hài lòng đón nhận mọi thứ theo hướng tích cực hơn. Quan điểm này có thể trở thành hiện thực khi chúng ta biết cách chấp nhận mọi thuận cảnh hay nghịch cảnh của đời sống hầu mang đến niềm hạnh phúc. Học cách cảm thông mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên gắn kết trong gia đình và hôn nhân cuộc sống. Học cách quan sát và mở rộng tầm nhìn về nhân sinh quan để tìm kiếm hạnh phúc cho tâm hồn là lối sống khôn ngoan.

Hằng năm, Tổ Chức Hạnh Phúc Thế Giới – The World Happiness Report thông báo bảng xếp hạng vào ngày 20, tháng 3, năm 2020, cho biết nước Phần Lan (Finland) được xếp hạng quốc gia đứng đầu về “Quốc Gia Hạnh Phúc Nhất – The Most Happiest Country”.

Những Quốc Gia Hạnh Phúc nhất trên thế giới (World’s 20 Happiest Countries):

1) Finland, 2) Denmark, 3) Switzerland, 4) Iceland, 5) Norway, 6) Netherlands, 7) Sweden, 8) New Zealand, 9) Austria, 10) Luxembourg, 11) Canada, 12) Australia, 13) United Kingdom, 14) Israel, 15) Costa Rica, 16) Ireland, 17) Germany, 18) United States, 19) Czech Republic, 20) Belgium.

Tổ chức Hạnh Phúc Thế Giới đại diện cho 156 quốc gia xếp hạng hằng năm theo chiều kích của 6 yếu tố như: các mức độ của Tổng Sản Lượng (levels of GDP), tuổi thọ (life expectancy), tính rộng lượng (generosity), trợ cấp xã hội (social support), sự tự do (freedom), và mức thu nhập tham nhũng (corruption income). Tổ chức Hạnh Phúc Thế Giới – The World Happiness Report đã bắt đầu thành hình từ năm 2012.

Tiêu chuẩn của đời sống hạnh phúc trên thế giới này dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức và con người. Riêng con dân của Nước Trời được đặt nền tảng cho giá trị hạnh phúc và đời sống tâm linh như thế nào?

Thế gian định nghĩa niềm hạnh phúc theo quan điểm và tiêu chuẩn của trần gian như danh vọng, của cải, và quyền lực. Đây là thứ hạnh phúc sẽ không bao giờ kiến tạo niềm vui thỏa cho con người cách vững bền, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời (Truyền đạo 1:14).

Thiên Chúa định nghĩa sự hạnh phúc theo tiêu chuẩn của sự vĩnh cửu, ơn phước thiêng liêng, và giá trị thuộc linh. Muốn tận hưởng ơn phước thiêng liêng ở Nước Trời, Chúa Giê-su khuyên dạy chúng ta rằng:

“Các con đừng tích trữ của cải dưới đất là nơi mối mọt và gỉ sét làm hủy hoại và kẻ trộm khoét vách lấy đi. 20 Nhưng hãy tích trữ của cải các con ở trên trời là nơi mối mọt không thể hủy hoại và kẻ trộm cũng không khoét vách lấy được. 21 Vì của cải các con ở đâu, lòng các con cũng ở đó.” (Mathi-ơ 6:19-21).

Muốn tận hưởng đời sống hạnh phúc, Thánh Phao-lô khuyên con dân Chúa rằng: “Sau cùng, thưa anh chị em, hãy vui mừng lên, hãy cải thiện cách sống, hãy khuyến khích nhau, đoàn kết và hòa thuận với nhau thì Đức Chúa Trời yêu thương và bình an sẽ ở cùng anh chị em” (2 Cô-rinh-tô 13:11). Thật vậy, cuộc sống hạnh phúc luôn hiện hữu ở một tâm hồn vui thỏa và tâm trí bình an.

Triết gia Aristotle quan niệm rằng “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của đời sống, trọn cả hướng đi và sự cuối cùng của sự tồn tại của nhân loại – Happiness is the meaning and the purpose of life, the whole aim and end of human existence.”

Sứ giả Phục Hưng David Brainerd, nhà truyền giáo cho người Da Đỏ ở Bắc Mỹ trong giai đoạn 1718–1747, đã nói rằng “Nếu bạn hi vọng cho niềm hạnh phúc từ trần gian này, hãy hi vọng điều đó đến từ Đức Chúa Trời, mà không phải từ thế gian này. If you hope for happiness in the world, hope for it from God, and not from the world.”

C.S. Lewis là Nhà Văn nổi tiếng cũng là Học Giả tin rằng “Đức Chúa Trời không thể ban cho chúng ta một niềm hạnh phúc và sự bình an không đến từ chính Ngài, bởi vì nó không có ở nơi đó. Nơi mà không có điêù đó – God cannot give us a happiness and peace apart from

Himself, because it is not there. There is no such thing.”

Các Nhà Xã Hội Học luận giải về các loại tình yêu của con người có thể kiến tạo trong các mối liên hệ tương tác khác nhau hầu xây dựng niềm hạnh phúc cho cuộc sống như: tình ái (sexual love), tình thân (intimate love), tình cảm (companionate love), tình mơ (romantic love), tình cha mẹ (parental love), tình bạn (friendship love), tình quê (love for country), tình già (aging love), nhất là “tình cho không biếu không!” (free love).

Trong Thánh Kinh Cựu Ước, Do Thái ngữ ʾashrê nghĩa là “well-being – khoẻ mạnh, hạnh phúc,” “flourishing – hưng thịnh,” và “happiness – hạnh phúc”.

Từ ngữ này cũng được dùng trong Anh ngữ với chữ

“blessed – phước hạnh”. Từ Do Thái bārak có nghĩa là “bless – ơn phước” hay “blessed – được phước”, và cũng được mô tả như niềm phúc hậu Chúa ban cho như là sự bình an, sự yên nghĩ, và thẩm quyền. Đây là ơn phước thuộc linh “spiritual blessing” đến từ Chúa giống như ơn phước trong sách Sáng thế 1:22 “Đức Chúa Trời ban phước cho chúng và bảo: “Hãy sinh sản, tăng thêm; sinh đầy dẫy dưới biển. Các loài chim hãy gia tăng trên đất.” – God blessed them, saying, ‘Be fruitful and multiply.’” Từ Do Thái ʾAshrê được dùng mô tả ơn phước, sự hạnh phúc mà Chúa ban cho con người “Phước cho người nào Không đi theo mưu kế kẻ ác, Không đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chung với kẻ nhạo báng” (Thánh thi 1:1).

Trong Thánh Kinh Tân Ước, từ Hi ngữ “Makarios” đồng nghĩa với từ Do Thái ʾashrê. Trong sách Ma-thi-ơ, các phước lành mà Chúa Giê-su giảng dạy về đề tài phước hạnh qua câu Ma-thi-ơ 5:10 “Phước cho người vì sự công chính mà bị bắt bớ, vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ.”

Phước hạnh thật và hạnh phúc thuộc linh không thể nào tìm gặp trong các hoàn cảnh bên ngoài, nhưng chỉ tìm gặp bởi sự hết lòng tìm Nước Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài.

Chín phước lành (nine beatitudes) là đặc tính của những ơn phước thuộc linh do Đức Chúa Trời ban cho.

Hạnh phúc đến từ những vật thể trần gian, nhưng sự phước hạnh đến từ sự ban cho của Đức Chúa Trời. Dạng từ

“Beatitudes – Các Phước lành” trong tiếng Latin là “beatus”, được mô tả trong sách Ma-thi-ơ 5:3-11:

_ “Phước cho người nghèo khổ trong tâm linh, vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ.

_ Phước cho người than khóc, vì sẽ được an ủi.

_ Phước cho người khiêm nhu, vì sẽ được thừa hưởng đất.

_ Phước cho người đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ.

_ Phước cho người đầy lòng thương, vì sẽ được thương xót.

_ Phước cho người có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời.

_ Phước cho người hòa giải, vì sẽ được gọi là con cái Đức Chúa Trời.

_ Phước cho người vì sự công chính mà bị bắt bớ, vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ.

_ Phước cho các con khi bị người ta mắng nhiếc, ngược đãi và vu cáo đủ điều ác vì cớ Ta.” (Ma-thi-ơ 5:3-11).

Muốn đầu tư niềm phước hạnh (eternal blessing) vĩnh cửu, Thánh Phao-lô khuyên “… chúng tôi không chú tâm vào những sự vật hữu hình, nhưng vào những sự vật vô hình vì sự vật hữu hình chỉ là tạm thời, còn sự vật vô hình mới là vĩnh cửu” (2 Cô-rinh-tô 4:18). Con người hưởng được “phước hay họa đêù do Đức Chúa Trời định đoạt…” (Truyền đạo 7:14). Vua Sa-lô-môn khuyên chúng ta cũng nên nhớ rằng “Vì ai là người được ăn và hưởng sự vui sướng hơn ta? 26 Bởi Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, tri thức và niềm vui cho người nào đẹp lòng Ngài; nhưng Ngài khiến kẻ có tội phải lao khổ mà thu góp chất chứa để rồi trao lại cho người đẹp lòng Đức Chúa Trời. Điều đó cũng là hư không, theo luồng gió thổi” (Truyền đạo 2:25-26).

Những điều sâu nhiệm, thâm thúy, và thực tiễn đêù phát nguồn từ Lời của Chúa dạy trong Thánh Kinh. Thật vậy, chân lý về hạnh phúc được luận giải rất thuộc linh như:

• Tâm Trí Hạnh Phúc (Mental Happiness) được hình thành bởi lòng đói khát sự công chính (Mathi-ơ 5:6).

• Tâm Tình Hạnh Phúc (Emotional Happiness) được phát huy bởi lòng nhu mì và lòng trong sạch (Ma-thi-ơ 5:5,8).

• Tâm Giao Hạnh Phúc (Relational Happiness) được kết nối bởi lòng hoà thuận và khoan dung (Ma-thi-ơ 5:9).

• Tâm Hồn Hạnh Phúc (Soul Happiness) được kiến tạo bởi sự chịu khổ và than khóc (Ma-thi-ơ 5:10,4).

• Tâm Linh Hạnh Phúc (Spiritual Happiness) được hình thành bởi lòng tin kính Chúa và vâng giữ Lời Chúa (Ma-thi-ơ 6:33; Thánh thi 112:1; Thánh thi 128:1).

• Mental Happiness is shaped by a hunger and thirst for righteousness (Matthew 5:6).

• Emotional Happiness is promoted by meekness

and purity (Matthew 5:5.8).

• Relational Happiness is connected by peace and

tolerance (Matthew 5:9).

• Soul happiness is created by suffering and

mourning (Matthew 5:10.4).

• Spiritual Happiness is formed by godly devotion and obedience to God’s Word (Matthew 6:33; Psalm 112: 1; Psalm 128:1).

Cuộc đời của chúng ta rất là ngắn ngủi, tạm bợ như

“cái bóng” (Gióp 8:9b), “hơi thở” (Thánh thi 39:6), “hoa dại, cỏ khô, hoa rụng” (1 Phê-rô 1:24-25), “mỏng manh” (Thánh thi 39:4), “gang tấc” (Thánh thi 39:5), “khách tha hương” (1 Phê-rơ 2:11), và “lữ khách trên đất” (Thánh thi 119:19). Vì thế, xin Chúa giúp mỗi chúng ta “biết đếm các ngày chúng ta…” hầu chúng ta có thể sống khôn ngoan,

Sống Hạnh Phúc qua cách Sống Khoẻ, Sống Trẻ, Sống Vui Vẻ, Sống Phải Lẽ, và Sống Chia Sẻ.

Cuộc sống của con người không chỉ đơn thuần sống thọ, sống giàu sang, và quân bình giữa những áp lực của việc làm, gia đình và xã hội, nhưng sống thế nào để tận hưởng những giá trị cao quí, ý nghĩa đích thực, sống hạnh phúc (happiness) và phước hạnh (blessing) theo định hướng thiết yếu của Thiên Chúa Từ Ái.

Mục Sư Ngô Việt Tân

Ngày đăng: 10/27/2024