Sách Báo Cơ Đốc

Trưởng Thành Tâm Linh – Mục Sư Ngô Việt Tân

Lời giới thiệu:
Sống Đạo hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả sách mới của Mục Sư Ngô Việt Tân

TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH
Spiritual Maturity
Tác giả Mục Sư Ngô Việt Tân

Quý vị muốn mua sách, xin liên lạc
Tel: 403-922-2209
Email: ngoviettan53@gmail.com Facebook.com/CâuLạcBộViếtSáchTinLành Facebook.com/SachTinLanh

Mục Lục – Contents

Lời Mở Đầu
Chương 1
Ý Nghĩa Về Sự Trưởng Thành Tâm Linh
The Meaning of Spiritual Maturity

Chương 2
Đặc Tính Của Người Trưởng Thành Tâm Linh
Characteristics of Spiritual Immaturity

Chương 3
Đặc Tính Của Người Chưa Trưởng Thành Tâm Linh Characteristics of Spiritual Maturity

Chương 4
Hậu Quả Của Đời Sống Chưa Trưởng Thành Tâm Linh
Consequences of a Spiritually Immature Life

Chương 5
Thước Đo Lường Của Cơ-Đốc-Nhân Trưởng Thành
The Measure of Mature Christian

Chương 6
Trưởng Thành Tâm Linh Qua Sự Thử Nghiệm
Spiritual Maturity Through The Test Of God

Chương 7
Trưởng Thành Tâm Linh Qua Sự Xung Đột
Spiritual Maturity Through The Conflict

Chương 8
Trưởng Thành Tâm Linh Qua Sự Cầu Nguyện
Spiritual Maturity Through Prayer

Chương 9
Trưởng Thành Tâm Linh Qua Sự Nhu mì
Spiritual Maturity Through Meekness

Chương 10
Trưởng Thành Tâm Linh Qua Sự Bước Đi Ngay Thẳng
Spiritual Maturity Through Walking Uprightly

Chương 11
Trưởng Thành Tâm Linh Qua Sự Tha Thứ
Spiritual Maturity Through Forgiveness

Chương 12
Trưởng Thành Tâm Linh: Sống Đẹp Lòng Chúa
Spiritual Maturity: Live A Life That Pleases God

Chương 13
Trưởng Thành Tâm Linh: Làm Vinh Hiển Danh Chúa
Spiritual Maturity: Glorifying God

Chương 14
Trưởng Thành Tâm Linh Để Giống Chúa Giê-su
Spiritual Maturity Is To Become Like Jesus

Lời Mở Đầu
Khi nghĩ về đời sống Cơ-đốc-nhân, Kinh Thánh cũng nói về sự trưởng thành thuộc linh theo quan điểm thuộc linh. Chẳng hạn, Phao-lô mô tả Hội Thánh ở Cô-rinh-tô là “những trẻ thơ trong Đấng Christ”, không thể được cho “đồ ăn đặc” vì “[họ] không thể nhận được”.

Trong cuốn sách “Các giai đoạn của đức tin: Tâm lý học về Phát triển Con người và Tìm kiếm Ý nghĩa”, James Fowler lưu ý rằng “tất cả chúng ta đều bắt đầu hành trình đức tin khi còn là trẻ sơ sinh.” Trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô, Phao-lô viết: “Lúc ấy, chúng ta không còn trẻ con nữa, bị trôi giạt theo làn sóng và lôi cuốn quanh quẩn theo mỗi chiều gió thuyết lý, bị người ta mưu mẹo lừa đảo, bị người ta dùng thủ đoạn xảo trá lừa gạt. 15 Nhưng Ngài muốn chúng ta nói lên sự thật trong tình yêu thương để trong mọi sự chúng ta tăng trưởng, vươn lên Đấng làm đầu tức là Chúa Cứu Thế” (Ê-phê-sô 4:14-15). Thật vậy, tâm tình của Phao-lô là luôn mong muốn và cầu nguyện cho con dân của Chúa đạt đến một đức tin trưởng thành.

Khi nói về sự trưởng thành thuộc linh, Phao-lô thường dùng từ Hi ngữ “teleios” (có thể dịch là “trưởng thành”, “trọn vẹn” hoặc “đầy trọn”). Trong Ê-phê-sô 4:13, Phao-lô mong muốn “…tất cả chúng ta đạt đến sự hợp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa Trời, tiến đến mức trưởng thành, phát triển đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế.” Tuy nhiên, trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô, sự trưởng thành thuộc linh không chỉ là mục tiêu của cá nhân mà là mục tiêu của cả thân thể Đấng Christ.

Theo Stephen Rankin trong quyển sách viết với tựa đề “Aiming at Maturity – Nhắm đến sự trưởng thành” là mục tiêu của đời sống Cơ đốc nhân. Ông định nghĩa “một Cơ đốc nhân trưởng thành về mặt thuộc linh [là] người có toàn bộ nhân cách, tâm trí, lời nói và hành động—bắt chước nhân cách của chính Chúa Giê-su”. Trong Ê-phê-sô 5:1-2, Phao-lô kêu gọi Hội Thánh ở Ê-phê-sô “Vậy, anh em hãy trở nên những người bắt chước Đức Chúa Trời như các con yêu dấu của Ngài. 2Hãy bước đi trong tình yêu thương như Đấng Christ đã yêu thương chúng ta, xả thân Ngài vì chúng ta như một lễ vật và sinh tế tỏa ngát hương thơm dâng lên Đức Chúa Trời” (BHD).

Mục tiêu của tác giả Steven W. Rankin viết “Aiming at Maturity – Nhắm đến sự trưởng thành” là tìm cách tập trung vào những phẩm chất chính của sự trưởng thành thuộc linh và tóm tắt những đoạn Kinh Thánh quan trọng để chỉ ra những nền tảng Kinh Thánh kêu gọi sự trưởng thành thuộc linh theo định hướng phước hạnh của Thiên Chúa.

Kinh Thánh mô tả những tân tín hữu vẫn còn đang bú “sữa” mặc dầu đã theo Chúa nhiều năm tháng. Theo lời Kinh Thánh dạy là chúng ta cần đạt đến điểm mà chúng ta không còn là “trẻ sơ sinh thuộc linh” nữa mà trưởng thành như “người lớn thuộc linh” (1 Cô-rinh-tô 3:2). Chúng ta cần phát triển về việc ăn “thức ăn đặc” nhằm mục đích không chỉ nuôi sống bản thân mà còn nuôi sống những người khác. Lý do quan trọng nhất để trưởng thành tâm linh là để cuộc sống của chúng ta phản ánh bản chất của Chúa Giê Su.
Ngoài ra còn có nhiều lý do trưởng thành khác như:

• Có thể dẫn dắt gia đình mình theo Chúa Giê-su.
• Đào luyện các tín đồ khác.
• Được trang bị để làm mọi việc lành.
• Biết phân biệt điêù thiện và điều ác, điêù của xác thịt và điều của Thánh Linh.
• Nhận biết tiên tri giả, tà giáo, và mưu lược của Satan.
• Để nhìn thấy sự phước hạnh trong vương quốc của Đức Chúa Trời.

Theo quan điểm của Mục sư Oswald Chambers, “Sự trưởng thành về tâm linh không đạt được bằng năm tháng trôi qua, mà là sự vâng phục theo ý muốn của Đức Chúa Trời – Spiritual maturity is not reached by the passing of the years, but by obedience to the will of God.”

Muốn tìm hiểu ý muốn của Chúa trong đời sống của chúng ta, Mục sư Billy Graham hỏi rằng “Bạn có muốn biết ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho bạn không? Đó là để bạn ngày càng trở nên giống Chúa hơn. Đây là sự trưởng thành về mặt tâm linh, và nếu bạn thực hiện mục tiêu này của mình, nó sẽ thay đổi cuộc đời bạn – Do you want to know what God’s will is for you? It is for you to become more and more like Christ. This is spiritual maturity, and if you make this your goal, it will change your life.”

Vai trò của quyển Kinh Thánh trong đời sống của mỗi Cơ-đốc-nhân quan trọng như thế nào? Đối với Nhà Thần Học John Stott, “Cơ đốc nhân không chú ý đến (sao lãng) Kinh Thánh chỉ đơn giản là không trưởng thành – Christians who neglect the Bible simply do not mature.”

Sự trưởng thành thuộc linh là quá trình và mức độ đạt được để trở nên giống Chúa Giê-su mỗi ngày càng hơn. Theo Mục sư John MacArthur, “Giống như Đấng Christ là bản chất của sự tận hiến thuộc linh – Christlikeness is the substance of spiritual dedication.” Theo sứ đồ Phao-lô, đó là một quá trình đang diễn ra và không kết thúc trong mọi thời đại của chúng ta trên trái đất.

Những người trưởng thành về thuộc linh không chỉ biết Kinh Thánh mà còn biết sâu sắc về Đức Chúa Trời là Đấng đã viết ra Kinh Thánh. Mức độ trưởng thành của mỗi con dân Chúa có thể được thể hiện qua lòng kính yêu Chúa, tâm tình phục vụ, lòng cam kết của đức tin, và lòng thành tín với Ngài cho đến cuối cùng.

Mục Sư Ngô Việt Tân

 

Ngày đăng: 11/06/2024