Vườn Ê đen mới

… Sẽ Không Bao Giờ – Jim Denison, PHD

Gần chín trăm người biểu tình đã bị bắt tại các khuôn viên đại học Hoa Kỳ trong những ngày gần đây, khoảng 275 người trong số họ vào thứ Bảy. Các nhà hoạt động đã tổ chức một sự kiện lớn bên ngoài buổi tối của Hiệp hội Phóng viên Tòa Bạch Ốc vào tối thứ Bảy, một phần của làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine đã lan rộng khắp đất nước và có thể tiếp tục kéo dài suốt mùa hè tại các hội nghị chính trị.

Đại học Columbia đã trở thành tâm điểm của phong trào do có vị trí gần với các phương tiện truyền thông quốc gia ở New York và vị thế của trường là một tổ chức Ivy League. Khuôn viên trường cũng là nơi sinh sống của một lượng lớn sinh viên Do Thái, nhiều người trong số họ đã phải đối mặt với sự quấy rối hoặc bị tấn công từ những người biểu tình, khiến truyền thông đưa tin nhiều hơn và bị theo dõi (chính trị) gắt gao.

Columbia tạo thêm tin tức khi cấm một sinh viên lãnh đạo biểu tình khi anh tuyên bố rằng “Những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái không đáng được sống.” Anh ta nói về việc chiến đấu với một người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (như tôi, người tin rằng người Do Thái xứng đáng có một quê hương ở Israel), “Tôi không chiến đấu để gây thương tích hoặc để phân biệt kẻ thắng người thua, tôi chiến đấu để tiêu diệt.”

Anh ta cỏn nói thêm, “Hãy biết ơn vì tôi không chỉ ra ngoài và giết những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái.” Đáng buồn thay, điều đó đã được thực hiện.

Trong ấn bản mới của tạp chí Foreign Affairs, nhà sử học Do Thái Tom Segev đã đưa ra một cái nhìn tổng quan tuyệt vời về lịch sử hiện đại của dân tộc. Ông bắt đầu:
Đối với người Do Thái, ngày 7 tháng 10 năm 2023 là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử 75 năm của đất nước họ. Chưa bao giờ có nhiều người trong số họ bị tàn sát và bắt làm con tin đến vậy chỉ trong một ngày. Hàng nghìn binh lính Hamas được trang bị vũ khí hạng nặng đã hung hãn tìm cách vượt qua biên giới kiên cố của Dải Gaza và tiến vào Do Thái, không bị cản trở trong nhiều giờ, tàn phá một số làng mạc và có những hành động tàn bạo khủng khiếp trước khi lực lượng Do Thái có thể giành lại quyền kiểm soát.

Các nhà lãnh đạo Hamas đã thề sẽ lặp lại các cuộc tấn công này cho đến khi Do Thái bị tiêu diệt. Do đó, Israel không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi các lực lượng Do Thái Phòng Chống (IDF) vào Gaza để tiêu diệt Hamas.

Hơn 31 ngàn người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến tranh Israel-Hamas ở Gaza bắt đầu, một thực tế bi thảm là lý do chính dẫn đến các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp đất nước chúng ta. Theo lời buộc tội của họ, Do Thái hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cái chết này.

Quân đội Hoa Kỳ đã giải phóng trại tập trung Dachau vào ngày này năm 1945. Với bối cảnh lịch sử rõ ràng này, hãy xem xét bức thư do chủ tịch Trung tâm Tưởng niệm Thảm sát Thế giới viết cho viện trưởng Đại học Columbia. Trong đó, Dani Dayan cảnh báo rằng các cuộc biểu tình chống Israel đang diễn ra tại các trường cao đẳng và đại học ưu tú của Hoa Kỳ chính xác là những gì đã xảy ra ở Đức vào những năm 1920, chỉ vài năm trước khi Đức Quốc xã chiếm lấy đất nước.

Do đó, ông kêu gọi viện trưởng Columbia “đứng lên” khi “hàng nghìn giảng viên, nhân viên, và sinh viên Columbia kêu gọi xóa bỏ chính phủ Do Thái và xóa bỏ Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái”. Ông nói thêm: “Đây không phải là quan điểm chính trị. Mà là lập trường đạo đức. Khi mọi việc trở nên rõ ràng rằng việc xóa bỏ sự tồn tại của chính phủ Do Thái là một hệ tư tưởng phổ biến ở Columbia, chủ tịch của tổ chức này không thể giữ im lặng.”

Sau đó, ông trích dẫn lời dạy trong sách Ngũ Kinh Talmud, “Im lặng là chấp nhận” và nhắc lại, “Sự im lặng chắc chắn sẽ được hiểu là sự khoan dung hoặc thậm chí tệ hơn là sự đồng ý.” Ông dẫn lời Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. nói rằng “nơi nóng nhất trong địa ngục được dành cho những người giữ thái độ trung lập trong những thời điểm có xung đột đạo đức lớn.”
Dayan kết thúc bức thư của mình bằng câu trích dẫn của Elie Wiesel, người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust và người đoạt giải Nobel Hòa Bình, người đã gọi sự thờ ơ là “mối nguy hiểm tiềm ẩn nhất.”

Nếu giảng viên và sinh viên tại các cơ sở trí tuệ ưu tú của Hoa Kỳ không thể kiên quyết chống lại nạn diệt chủng người Do Thái, thì điều này nói lên điều gì về văn hóa của chúng ta?

Có phải xã hội “hậu sự thật” của chúng ta đã trở nên hỗn loạn và hư hỏng đến mức không ai có thể lên án hành vi hãm hiếp, giết người, và cắt xẻo những thường dân vô tội dưới bàn tay của những kẻ xâm lược khủng bố cam kết tiêu diệt họ?

Nếu vậy, liệu Dani Dayan có đúng khi cảnh báo rằng chúng ta đang trên đường dẫn tới một tương lai khủng khiếp không thể tưởng tượng được?

Tôi tin rằng đây thực sự là những ngày bấp bênh đối với đất nước chúng ta, một mối nguy hiểm mà tôi định thảo luận với các bạn trong tuần này. Mỗi ngày, chúng ta sẽ đáp lại bằng thực tế tràn đầy hy vọng rằng Chúa Giê-su là “ánh sáng cho nhân loại” (Giăng 1:4b), bây giờ và mãi mãi.
Hôm nay, chúng ta hãy đón nhận và chia sẻ chân lý này:
“Ánh sáng tỏa ra trong bóng tối và bóng tối không khống chế được ánh sáng.“ (Giăng 1: 5).

Nó sẽ không bao giờ.

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

Ngày đăng: 05/18/2024