Vườn Ê đen mới

TIN TỔNG HỢP TRONG TUẦN – Aug 26 2023

Ninh Thuận: Hội Đồng Bồi Linh Năm 2023

HTTLVN.ORG – Vào lúc 8g30, ngày 24/08/2023, Hội đồng Bồi linh tỉnh Ninh Thuận được diễn ra tại nhà thờ Tin Lành Chi Hội Lập Lá, thôn Lập Lá, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận.
Tham dự chương trình có sự hiện diện của:
– Mục sư Thái Phước Trường, Hội trưởng HTTLVN, diễn giả của Hội đồng
– Mục sư Bùi Phụng, UV TLH, Mục vụ tỉnh Ninh Thuận
– Mục sư Võ Thành Phê, UV HĐGP
– Mục sư Nguyễn Chí Tín, Trưởng ban Đại diện Tin Lành tỉnh, chủ tọa Hội đồng
và khoảng 1.600 tôi con Chúa trong tỉnh.


Quang cảnh chương trình


Các ban hát tôn vinh Chúa

Với chủ đề: “Sống Tỉnh Thức” nương trên phần Kinh Thánh Ma-thi-ơ 24:36-51; Lu-ca 12:35-46, Mục sư Hội trưởng đã nhắc nhở Hội đồng về những điều đang ru ngủ con dân Chúa, những điều cần tránh và những điều cần làm để có thể sống tỉnh thức, hầu hết lòng tận dụng thì giờ phục vụ Chúa, chờ đợi Chúa trở lại để nhận phần thưởng.

Qua 2 chương trình buổi sáng và chiều, có 11 Ban hát của các Chi Hội, Điểm Nhóm người Kinh, Rắc lây, K’ho, Chăm đã góp phần tôn vinh Chúa. Hội đồng được nghe thông tin về công việc Chúa tại tỉnh Ninh Thuận trong năm 2023,

MS Bùi Phụng, UV TLH, cử hành Thánh lễ Tiệc thánh. Hội đồng bế mạc vào lúc 16g30 cùng ngày sau lời cầu nguyện chúc phước của Mục sư hội trưởng. Các tôi con Chúa trở về trong niềm vui thỏa, phước hạnh về một kỳ Hội đồng được Chúa thăm viếng, được Lời Chúa khích lệ để tiếp tục sống, phục vụ Chúa trong sự tỉnh thức.

UB YT-XH TLH: Dự Án Nước Sạch Và Nhà Vệ Sinh Tại Các Hội Thánh Vùng Xa

HTTLVN.ORG – Trước nhu cầu cấp thiết từ các Hội Thánh, trong năm 2023, Ủy ban Y tế – Xã hội Tổng Liên Hội (UB YT-XH TLH) phối hợp với Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Gia Lai đã tiến hành khảo sát nhằm hỗ trợ các Hội Thánh trong khu vực thực hiện khoan giếng, xây dựng hệ thống lọc nước và nhà vệ sinh. Với đặc điểm địa hình và khí hậu của tỉnh Gia Lai, nguồn nước là yếu tố quan trọng đối với đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như tín hữu trong các Hội Thánh. Tuy nhiên, nhiều Chi Hội, Điểm Nhóm vẫn chưa có được nguồn nước ổn định, hoặc phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo cho sức khỏe. Vì thiếu nước, nên nhiều Hội Thánh không thể sử dụng hay làm nhà vệ sinh để đáp ứng nhu cầu của tín hữu khi nhóm lại hàng tuần.


Hệ thống lọc nước tại Chi Hội Plei Thơh Ga

UB YT-XH TLH cậy ơn Chúa đã thực hiện dự án Nước sạch và Nhà vệ sinh cho tỉnh Gia Lai với tổng kinh phí hơn 900 triệu đồng. Trong đó, dự án Nhà vệ sinh chiếm gần 500 triệu đồng, với số lượng 19 nhà vệ sinh, thực hiện tại 13 Chi Hội, Điểm Nhóm. Dự án Nước sạch với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng, bao gồm 9 giếng khoan, 1 hệ thống lọc nước, 1 hệ thống dẫn nước.

Qua chương trình này, các Hội Thánh trong tỉnh Gia Lai được khích lệ. Một số nơi đặc biệt như tại Điểm Nhóm Plei Dôch nằm ở trên một sườn núi cao ở huyện Chư Păh, hầu như không thể khoan giếng, nguồn nước duy nhất nằm cách nhà nguyện gần 3 km. Với hệ thống dẫn nước mới được lắp đặt nơi đây, những phụ nữ, tín hữu lớn tuổi đã bật khóc, vui mừng cảm tạ Chúa khi biết họ sẽ không còn phải lặn lội leo núi, vượt quãng đường dài để lấy nước sinh hoạt về cho gia đình. Bên cạnh đó, việc thực hiện công trình nhà vệ sinh trong khuôn viên các Hội Thánh cũng đảm bảo mỹ quan, góp phần cải thiện đáng kể điều kiện vệ sinh của tín hữu và người dân vùng cao.


Toàn cảnh chỗ lấy nước và khu nhà vệ sinh tại ĐN Plei Dôch

Nằm trong chương trình nghiệm thu và bàn giao các công trình dự án Nước sạch và Nhà vệ sinh tại Gia Lai, vào chiều ngày 16/08/2023 tại Chi Hội Plei Thơh Ga, Hội Thánh đã tổ chức chương trình cảm tạ Chúa về Hệ thống nước sạch với sự hiện diện của UB YT-XH TLH, Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Gia Lai, đại diện ân nhân là nhóm thiện nguyện Tin Lành We Send Bible, đại diện chính quyền, cùng đông đảo con dân Chúa và người dân địa phương tham dự. Hệ thống nước sạch này bao gồm 1 giếng khoan với độ sâu hơn 100m cùng hệ thống lọc hiện đại với tổng kinh phí hơn 170 triệu đồng, đảm bảo nguồn nước sử dụng cho Hội Thánh, vừa cung cấp nguồn nước sinh hoạt, ăn uống cho hơn 382 hộ dân địa phương với khoảng 1.500 nhân khẩu sinh sống trong 2 làng Plei Thơh Ga A và Plei Thơh Ga B, vốn sử dụng những nguồn nước không đảm bảo cho sức khỏe. Đây là dự án ý nghĩa, phục vụ nhu cầu nước sạch cho cả cộng đồng tín hữu lẫn người ngoại, một cơ hội lớn để Hội Thánh bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm với đồng bào, cũng như chia sẻ Phúc âm cho cộng đồng nơi đây, mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất.


Hình ảnh bên trong một nhà vệ sinh mới được làm trong dự án

Trên đây là những hoạt động trong dự án Nước sạch – Nhà vệ sinh được thực hiện tại Gia Lai cũng như tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Lắk…, và còn rất nhiều địa phương ở nhiều tỉnh, thành khác cũng rất cần các dự án thiết thực này để cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh của tín hữu lẫn cộng đồng địa phương. Dầu vậy, với nguồn kinh phí hạn chế, ước ao quý tôi con Chúa khắp nơi thêm lời cầu nguyện cho UB YT-XH TLH và cùng góp phần đồng công với chúng tôi trong công tác ý nghĩa này để càng có thêm nhiều điều kiện hỗ trợ cho các con cái Chúa cũng như đồng bào còn đang gặp nhiều khó khăn, qua đó, đem ánh sáng tình yêu Chúa đến cho những người chưa nhận biết Ngài.

UBYTXH – Chương Trình Khám Bệnh Nhân Đạo Tại Thanh Hóa

tinlanhmienbac.org – Nhằm chia sẻ tình yêu thương của Chúa đến với cộng đồng, ngày 25/08/2023 vừa qua, Ban Công Tác Xã Hội – Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) đã phối hợp với Uỷ ban Nhân dân phường Ngọc Trạo tổ chức chương trình Khám bệnh nhân đạo.

Trong chương trình thiện nguyện, Trưởng đoàn có bác sĩ Ngọc là bác sỹ nhóm tại HT Lời Sự Sống, Bác Sĩ Minh hiện đang cộng tác với Ban Y tế Tổng hội, cùng với các tình nguyện viên đã nhiệt tình khám bệnh, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 160 bệnh nhân là người đang sinh sống tại địa phương. Đa số bệnh nhân là người cao tuổi mắc các bệnh về xương khớp, huyết áp, tiểu đường do lứa tuổi và điều kiện sống khó khăn.

Chương trình khám chữa bệnh nhân đạo này không chỉ giúp đỡ bà con giảm bớt gánh nặng chi phí, phát hiện sớm các bệnh tật, mà còn là cơ hội để Hội thánh chia sẻ tình yêu thương của Chúa, loan truyền Phúc Âm đến với cộng đồng. Ban Ban Công Tác Xã Hội hy vọng sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hơn nữa, để mang tình yêu thương của Chúa đến gần hơn với mọi người.

Các nhà thờ bị phá hủy, thánh giá bị phá hoại và kinh thánh bị đốt cháy – tự do tôn giáo đang gặp nguy hiểm lớn ở Pakistan

christiantoday.com – Tôi có thể hỏi bạn một câu được không? Cuộc sống có khó khăn với bạn không? Bạn có thể tưởng tượng được nỗi đau mất nhà, sách, cặp sách, tự do và ước mơ cùng nhau không? Nếu bạn không biết thì hãy đến thị trấn Jaranwala ở Faisalabad, Pakistan, nơi các nhà thờ bị phá hủy, thánh giá bị phá hoại và kinh thánh bị đốt cháy cho thấy cái giá phải trả của việc có một đức tin khác ngoài sức tưởng tượng.

Khi nào chúng ta có nghĩa vụ đạo đức phải can thiệp vào sự hủy hoại nhân quyền không thể tả xiết? Bạn có cảm thấy rằng hy vọng khởi động lại tự do tôn giáo ở Pakistan đang chết dần không?

Chỉ trong một ngày 17 tháng 8, hơn 20 nhà thờ và hàng trăm ngôi nhà theo đạo Cơ đốc đã bị phóng hỏa sau khi các nhà thờ Hồi giáo đưa ra thông báo công khai về địa điểm sau một vụ việc bị cáo buộc là báng bổ. Do đó, mọi người bắt đầu tụ tập ở Jaranwala, biến thành một đám đông giận dữ gây ra hàng loạt cuộc tấn công bạo lực nhằm vào những người theo đạo Cơ đốc. Những cảnh quay được chiếu trên màn hình TV cho thấy hàng trăm người được trang bị gậy gộc đã cướp phá tài sản từ các ngôi nhà của người theo đạo Cơ đốc và sau đó dùng chất lỏng dễ cháy để đốt chúng.

Câu chuyện kinh dị này đã đến từng ngôi nhà của thị trấn Cơ đốc giáo ở Jaranwala, và sẽ ám ảnh nhiều thị trấn Cơ đốc giáo trong nhiều năm tới. Thật đáng buồn khi Pakistan không còn là một quốc gia tử tế nữa!

Tôi rơi nước mắt khi chứng kiến đám đông xúc phạm Kinh thánh và thánh giá. Họ phá hủy các tòa nhà thờ và nghĩa địa, chỉ ba ngày sau Ngày Độc lập lần thứ 76 của Pakistan. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1947, người sáng lập Pakistan Muhammad Ali Jinnah đã đặt ra mục tiêu về một Pakistan khoan dung, tiến bộ và toàn diện. Trong bài phát biểu trước Quốc hội lập hiến Pakistan, ông nói: “Mọi người có thể thuộc bất kỳ tôn giáo, giai cấp hay tín ngưỡng nào không liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà nước.” Đáng tiếc là bản sắc tôn giáo đã trở thành một yếu tố thương hiệu ở Pakistan ngày nay quyết định công dân nào bình đẳng hơn những công dân khác về quyền, địa vị và cơ hội.

Điều còn tệ hơn là đáng xấu hổ khi Pakistan là một trong những quốc gia có mức độ đàn áp tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới và không thực hiện được các cam kết (ForB) của mình. Tất nhiên, vụ việc ở Jaranwala là một cuộc diễn tập về cách Pakistan dự kiến sẽ đối phó với cuộc khủng hoảng tự do tôn giáo trong những năm tới. Những lời chứng mới cho thấy rằng các cơ quan thần quyền có quyền kích động đám đông đã hoạt động ở Pakistan từ lâu mà không gặp phải thách thức nào.

Israel xem xét chính sách thị thực cho các tổ chức Cơ đốc giáo Tin lành trong bối cảnh lo ngại

christianpost.com – Israel đang đánh giá lại chính sách thị thực visa của mình đối với các tổ chức Cơ đốc giáo Tin lành, bao gồm Đại sứ quán Cơ đốc giáo quốc tế tại Jerusalem, sau nhiều năm bị hạn chế. Động thái này diễn ra sau làn sóng từ chối cấp thị thực cho các giáo sĩ Tin Lành và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các cộng đồng tôn giáo trong nước.

Chính quyền Israel đang đàm phán để thiết lập các thủ tục cấp thị thực mới cho nhân viên thường trực của các tổ chức Cơ đốc giáo như ICEJ, Cầu nối vì hòa bình và Cơ đốc nhân thống nhất cho Israel, Al-Monitor đưa tin, dẫn lời người phát ngôn của Cơ quan quản lý dân số và nhập cư Israel.

Được thành lập vào năm 1980, ICEJ có một đội ngũ nhân viên cố định nhỏ gồm 40 người ở Jerusalem và tham gia vào nhiều dự án từ thiện và xây dựng khả năng phục hồi ở Israel. Tuy nhiên, tổ chức này đã phải đối mặt với khó khăn trong việc xin thị thực cho nhân viên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020. Dưới chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, chính quyền Israel cũng đã ngừng cấp thị thực giáo sĩ cho nhóm này vì Bộ Nội vụ Israel gần đây tuyên bố rằng ICEJ không đáp ứng các tiêu chí để được coi là một tổ chức tôn giáo.

David Parsons, phó chủ tịch của nhóm, nói với Haaretz: “Chúng tôi đang dần bị Bộ Nội vụ [Israel] ép ra khỏi sự tồn tại”. Parsons đã gặp Ngoại trưởng Israel Eli Cohen bốn tháng trước, nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Ông nói với The Jerusalem Post rằng chính quyền Israel đã cấp thị thực tình nguyện với những hạn chế nghiêm ngặt thay vì thị thực lao động hoặc giáo sĩ.

Eyal Siso, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, gần đây đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Cơ quan Quản lý Dân số và Nhập cư Israel. Theo Al-Monitor, Siso đang thúc đẩy những thay đổi chính sách, có thể giữ lại thị thực tình nguyện nhưng miễn yêu cầu phải ở lại nước ngoài sáu tháng giữa các thị thực, theo Al-Monitor, cho biết ICEJ đang tìm kiếm một giải pháp lâu dài.

Vấn đề thị thực xảy ra trong bối cảnh bạo lực gia tăng chống lại các địa điểm Thiên Chúa giáo và các giáo sĩ ở Israel.

Tổng thống Isaac Herzog gần đây đã đến thăm tu viện Haifa Stella Maris, mục tiêu của những thanh niên Chính thống cực đoan. Thứ Sáu tuần trước, hàng nghìn tín đồ Chính thống giáo đã bị từ chối vào Nhà thờ Biến hình trên Núi Tabor do bị cáo buộc có nguy cơ hỏa hoạn, bất chấp các thỏa thuận trước đó.

Linh mục Jerry Pillay, tổng thư ký của Hội đồng Giáo hội Thế giới, cho biết trong một tuyên bố tuần này rằng việc từ chối thờ phượng và hạn chế đời sống Kitô giáo ở Israel là không thể chấp nhận được. Bà Pillay nói: “Hội đồng Giáo hội Thế giới kêu gọi Chính phủ Israel cho phép các hoạt động thờ phượng và cộng đồng của Kitô giáo được tiến hành một cách tự do và bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người”.

Các tổ chức Tin Lành khác cũng phải đối mặt với những khó khăn về thị thực, khiến những người ủng hộ bối rối vì mối quan hệ bền chặt trong lịch sử với các chính phủ cánh hữu của Israel. Theo báo cáo của Cục Thống kê Trung ương, người theo đạo Thiên chúa chiếm khoảng 2% dân số Israel, với 75,8% là người theo đạo Thiên chúa Ả Rập.

Các nhà lập pháp từ đảng Do Thái giáo Torah Thống nhất của Israel đã đề xuất một dự luật hình sự hóa việc truyền giáo Kitô giáo, mà ông Netanyahu cho biết hồi tháng 3 sẽ không thông qua. Luật hiện hành đã hạn chế việc truyền giáo cho trẻ vị thành niên và đưa ra án tù nếu khuyến khích tài chính cho việc cải đạo. Thượng phụ Latinh Pierbattista Pizzaballa báo cáo sự gia tăng các cuộc tấn công ở khu vực Cơ đốc giáo, cho rằng nguyên nhân là do những kẻ Do Thái cực đoan.

Trong Tuần Thánh Phục Sinh, số người được phép vào Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem đã giảm từ 10.000 xuống còn 1.800, với lý do lo ngại về an toàn.

Sống Đạo Tổng Hợp

 

 

 

———————————————

Một số bản tin và cáo phó trên trang Tin Tức của website Sống Đạo được lưu trữ tại đây:

TIN TỨC 2010 – 2020

Ngày đăng: 08/27/2023