Vườn Ê đen mới

TRẢI NGHIỆM PHƯỚC LÀNH – Dr. Denison

Dự luật bảo vệ quyền kết hôn đồng giới. Luật cấm bất cứ ai phủ nhận giá trị pháp lý của một cuộc hôn nhân dựa trên chủng tộc hoặc giới tính của cặp đôi. Số phận của đạo luật này vẫn phải chờ đợi sự đồng thuận tại Thượng Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua viện Hoa Kỳ.

Những người soạn thảo dự luật đã rất khôn khéo về mặt chính trị khi liên kết hôn nhân giữa các chủng tộc với hôn nhân đồng tính vì những người như tôi, những người phản đối điều sau trên cơ sở kinh thánh và đạo đức, ủng hộ điều trước trên cơ sở tương tự.

Tôi đã thường viết rằng phân biệt chủng tộc là tội lỗi và Thiên Chúa coi tất cả chúng ta là thành viên của cùng một chủng tộc nhân loại (Ga-la-ti 3:28). Do đó, hôn nhân giữa các chủng tộc được chấp nhận từ quan điểm đạo đức và Kinh thánh (Dân số 12:1). Ngược lại, tôi cũng đã viết rằng Chúa định nghĩa hôn nhân là giao ước trọn đời của một người nam với một người nữ, khiến cho hôn nhân đồng giới tính là không thể bào chữa được trên cùng một nền tảng. Vậy ngoại tình thì sao? Có bị coi là phạm pháp?

Các cuộc chiến tranh văn hóa có thể khó giành chiến thắng phần lớn vì chúng rất phức tạp. Chẳng hạn, ngoại tình là trái đạo đức (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:14), nhưng liệu nó có nên bị coi là bất hợp pháp không? Phá thai tự chọn là sai lầm nghiêm trọng, nhưng những phụ nữ lựa chọn phá thai phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nào (nếu có)? Việc để một bệnh nhân mắc bệnh nan y chết có khiến chúng ta đồng lõa với cái chết của họ không? Khi nào những tiến bộ về di truyền trong chẩn đoán và điều trị bệnh được chuyển sang thuyết ưu sinh?

Tin vui là chúng ta có một Người Cha toàn tri mà Thánh Linh sẽ hướng dẫn chúng ta vào “mọi lẽ thật” (Giăng 16:13) và trao quyền cho chúng ta để tạo ra sự khác biệt mang tính biến đổi nơi Ngài kêu gọi và trang bị cho chúng ta để phục vụ (1 Phi-e-rơ 4: 10).

Ngoài ra, Đấng Tạo Hóa vẫn đang tích cực sáng tạo. Ngài không phải là người thợ đồng hồ thần thánh đang nhìn thế giới mà Ngài tạo ra tuột dốc. Ngược lại, Ngài “biết mọi sự” đang xảy ra trong cuộc sống và thế giới của chúng ta (1 Giăng 3:20) và buộc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về những gì chúng ta đã làm và không làm (2 Cô-rinh-tô 5:10). Lời của Ngài rất rõ ràng: “Đừng để bị lừa dối. Đức Chúa Trời không chịu khinh thường đâu. Vì ai gieo điều gì thì sẽ gặt điều ấy.” (Ga-la-ti 6:7).

Hôm nay chúng ta hãy chọn sống theo Kinh Thánh bằng cách ghi nhớ sự thật quan trọng này: “Vì CHÚA là Đức Chúa Trời công bình.” (Ê-sai 30:18).

Như tôi đã viết, sự phán xét của Chúa diễn ra theo hai giai đoạn: cho phép và chủ động. Chúa cho phép khi kẻ phạm tội không ăn năn Ngài buộc phải rút tay cung cấp kẻo Ngài ban phước cho những gì làm tổn hại đến con cái Chúa và vi phạm lời nói của Ngài. Tôi tin rằng đây chính là nền văn hóa của chúng ta ngày nay.

Như David French đã lưu ý trong một bài xã luận gần đây, “chiến tranh văn hóa kết thúc với những hậu quả”. Theo khảo sát của ông, ngày càng nhiều bài báo được xuất bản bởi các phương tiện truyền thông ưu tú và từ bên trong chủ nghĩa nữ quyền thế tục chỉ trích hậu quả của nội dung khiêu dâm phổ biến và tình dục giao dịch. French kết luận một cách khôn ngoan: “Bạn có thể chống lại thực tế, nhưng thực tế luôn chiến thắng”.

Nếu chúng ta vẫn không chịu ăn năn, thì Đức Chúa Trời phải chủ động đáp lại bằng những sự phán xét như chúng ta thấy trong cuộc di tản khỏi Ai Cập và trong sách Khải Huyền. Tôi không tin là chúng ta đang ở đó. Nhưng rõ ràng chúng ta đang trải qua những thách thức nghiêm trọng, từ một đại dịch không có dấu hiệu chậm lại cho đến sự chia rẽ và hiềm khích chính trị sâu sắc, những thách thức kinh tế nghiêm trọng, và các mối đe dọa địa chính trị ngày càng gia tăng.

Khi chúng ta không kinh nghiệm được điều tốt nhất của Chúa, chúng ta cần phải tự hỏi tại sao.

Trong ngày tội lỗi và phán xét, Thiên Chúa đã kêu gọi dân Ngài: “Hãy lùng khắp các nẻo đường Giê-ru-sa-lem, Hãy quan sát và ghi chú, Hãy dò hỏi nơi các quảng trường, xem có tìm được người nào làm điều công bình, đeo đuổi sự thành tín, để Ta có thể tha thứ cho thành ấy không?” (Giê-rê-mi 5:1). Dân sự cần sự “tha thứ” của Chúa vì năm lý do:

1. Tôn giáo giả dối: “Dù chúng có nói: “Thật như CHÚA hằng sống!” Đó chỉ là thề dối.” (c. 2).
2. Tôn giáo rổng tuếch: Giê-rê-mi quay sang những người “Chắc chắn họ biết đường lối của CHÚA,” (c. 5a), nhưng “những người này cũng đã bẻ ách, bứt dây.” (c. 5b).
3. Tội lỗi tình dục: Chúa “nuôi chúng no đủ”, nhưng “Chúng lại phạm tội gian dâm, tự rạch cắt mình trong nhà chứa!” (c. 7).
4. Lãnh cảm với những người đang cần sự giúp đỡ: “Chúng không xét xử công minh, không bênh vực lý của người mồ côi, Không xét lẽ của người khốn cùng.” (c. 28).
5. Các nhà lãnh đạo tôn giáo trá hình: “Một việc hãi hùng rùng rợn đã xảy ra trong xứ: Tiên tri nói tiên tri giả dối, Thầy tế lễ cai trị theo ý các tiên tri, thế nhưng dân Ta lại ưa thích như vậy! Các ngươi sẽ làm gì khi sự cuối cùng đến?”(c. 30–31).Những vấn đề này liên quan đến thời đại của chúng ta như thế nào?

Tôn giáo là sự thay thế dối trá cho mối quan hệ thực sự với Chúa trong bất kỳ hội thánh hoặc nền văn hóa nào. Khi những người theo đạo và các tăng sĩ tham dự vào việc lạm dụng tình dục và những hành vi vô đạo đức cá nhân khác, họ làm buồn lòng Chúa và bôi nhọ đức tin của họ. Tội lỗi tình dục và sự lãnh cảm đối với người nghèo khó đều là bệnh dịch trong xã hội chúng ta. Và những người ủng hộ hành vi đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới, chúc phước cho các phòng khám phá thai, và từ chối giúp đở người nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội là những “tiên tri giả”.

Tôi tin rằng Chúa vẫn đang tìm kiếm những người “làm điều công bình, đeo đuổi sự thành tín” (Giê-rê-mi 5:1). Nhà tiên tri đã tuyên bố: “Vì mắt CHÚA soi xét khắp quả đất để tăng cường sức lực cho những người giữ lòng trung thành với Người” (2 Sử ký 16:9).

Thiên Chúa là Cha yêu thương, Người chỉ muốn ban điều tốt nhất cho con dân Chúa. Đó không phải là một phúc âm thịnh vượng dị giáo khi có tâm ý gần gủi với Chúa, biết rằng Ngài yêu thương chúng ta và muốn ban phước cho chúng ta.

Điều này không bảo đảm là anh chị em không bao giờ bị đau ốm hay lúc nào cũng tiền muôn bạc vạn. Phước lành của Ngài có thể không chỉ duy về vật chất mà còn về tinh thần và có thể đến bất chấp những khó khăn về vật chất (Giăng 16:33; 2 Cô-rinh-tô 12:10). Tuy nhiên, như tôi đã lưu ý trước đó, nếu chúng ta không trải nghiệm được điều tốt nhất của Chúa, chúng ta nên luôn tự hỏi tại sao.

Vì vậy, tôi sẽ kết thúc bằng một câu hỏi cá nhân: Hôm nay anh chị em có đang trải nghiệm điều tốt nhất của Chúa không?

Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh

 

 

 

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

Ngày đăng: 09/30/2023