Vườn Ê đen mới

Hướng về Đức Chúa Trời – JIM DENISON, PhD

 

Một trong những bi kịch lớn liên quan đến vụ phá hủy tàu ngầm Titan khiến 5 người bị thiệt mạng là Giám đốc điều hành của công ty (người đã chết trên con tàu bị phá hủy) được cho là đã phớt lờ những lời cảnh báo lặp đi lặp lại rằng nó có thể gây tai nạn chết người. Một bài báo nói rằng Stockton Rush đã coi thường mười bảy lời cảnh báo như vậy từ nhiều người.

Thực tế bi thảm tương tự cũng xảy ra cho vụ đắm tàu mà hành khách đi xem.

Ngày 10 tháng 4 năm 1912, du thuyền Titanic rời Southampton để đến New York. Chiếc tàu dài bằng bốn dãy phố và có một quán cà phê vỉa hè kiểu Pháp và những dãy phòng sang trọng, nhưng chỉ có 20 chiếc xuồng cứu sinh cho 2,200 hành khách trên tàu. Sau năm ngày lênh đênh trên biển, nó va phải một tảng băng trôi và chìm trong hai giờ bốn mươi phút, cướp đi hơn 1,500 sinh mạng. Chỉ có khoảng 700 người được cứu sống bằng những chiếc xuồng cứu sinh.

Vụ đắm tàu lớn nhất trong lịch sử hiện đại đặc biệt đau lòng ở chỗ là nó có thể tránh khỏi thảm họa đó.

Trong suốt ngày 14 tháng 4, các thủy thủ điều hành không mạng dây trên tàu đã nhận được ít nhất sáu tin nhắn mô tả những cánh đồng băng và tảng băng trôi trên tuyến đường phía trước con tàu. Một tin nhắn đã không được đăng tải cho đến hơn năm tiếng đồng hồ sau. Một tin khác đã không được trình cho thuyền trưởng vì làm như vậy sẽ làm gián đoạn bữa ăn tối của ông (!). Một tin nhắn khác nữa không bao giờ đến được nơi nhận vì người điều hành không dây đang làm việc một mình và không thể rời khỏi thiết bị của mình. Một thông điệp cuối cùng và quan trọng đã bị gián đoạn và không bao giờ hoàn thành khi người điều khiển Titanic cắt bỏ nó để tiếp tục việc giao thông thương mại của riêng mình.

Thậm chí còn có một cảnh báo bằng thị lực (trực quan) lúc 10:30 tối, từ Rappahannock, người có thông báo bằng đèn tín hiệu Morse về tảng băng ngay phía trước đã được ghi nhận ngắn gọn từ cây cầu của Titanic. Thông điệp không được chú ý và thậm chí còn không được gửi đến thuyền trưởng Smith, hiện đang ngủ gà ngủ gật trong khoang tàu của ông.

Một trong những áp lực của việc nói lên sự thật với nền văn hóa là nền văn hóa đó dường như không quan tâm. Tôi càng làm công việc này càng lâu thì càng thấy rằng xã hội dường như càng trở nên khinh thường lời cảnh báo trong Kinh Thánh. Thay vì xem lẽ thật Kinh Thánh là lời cảnh báo cần được chú ý, nhiều người xem đó là giả thuyết và quan điểm lỗi thời nên gác bỏ ngoài tai.

Đây là lý do tại sao tôi thường nhắc nhở điều đơn giản này: Đức Chúa Trời đánh giá sự thành công bằng sự trung tín (1 Cô-rinh-tô 4:2) và sự trung tín bằng sự vâng lời (Giăng 14:15).

Đây thực sự là một khẳng định phản văn hóa, đặc biệt là vì nó áp dụng cho rất ít lĩnh vực trong nền văn hóa của chúng ta. Chúng ta đo lường các giao dịch chứng khoán bằng lợi nhuận của chúng, không phải bằng sự trung thực của các nhà môi giới chứng khoán. Chúng ta lượng giá học sinh bằng số điểm hơn là sự chuyên cần, và vận động viên bằng số điểm họ ghi được nhiều hơn là sự vâng phục huấn luyện viên của họ.

Hầu hết các mục sư cũng vậy: chúng tôi được đánh giá dựa vào việc đi nhóm thờ phượng, ngân sách trong hội thánh, và mức độ nổi tiếng của chúng tôi với các hội viên. Sự trung tín trong việc công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời bằng bất cứ giá nào hiếm khi được đánh giá cao trong danh sách của những người đánh giá chúng tôi.

Chưa hết, không gì cấp bách hơn trong một nền văn hóa đổ vỡ đang đứng trước nguy cơ bị Đức Chúa Trời phán xét.

Chúa than thở về dân Y-sơ-ra-ên cổ xưa: “Vì dân Ta đã phạm hai tội ác: Chúng đã lìa bỏ Ta, là nguồn nước trào tuôn, và tự đào cho mình những bể chứa nước, những bể nứt nẻ không chứa nước được.” (Giê-rê-mi 2:13). Điều này có đúng với Hoa Kỳ hiện đại không? Có phải chúng ta đã chuyển từ đạo đức kinh thánh mà quốc gia của chúng ta đã thành lập sang “bể nứt nẻ” do chính chúng ta tạo ra?

Trong một nền văn hóa băng hoại như vậy, Cơ đốc nhân là “sự sáng của thế gian” (Ma-thi-ơ 5:14). Lưu ý: chúng ta là ánh sáng duy nhất, được kêu gọi để phản chiếu ánh sáng của Chúa Giêsu (Giăng 8:12) ở bất cứ nơi nào có bóng tối.

Nói cách khác, hội thánh là “cột trụ và nền tảng của chân lý” (1 Ti-mô-thê 3:15b). Cột trụ dịch từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là cột hoặc dầm đỡ; trụ cột ám chỉ cơ sở hoặc nền tảng mà cây cột dựng trên đó. Do đó, nó nói lên sự thật về văn hóa là một phần bắt buộc trong bản sắc truyền giáo của chúng ta. Và nó cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tâm linh của chúng ta, như Spurgeon đã cảnh báo: “Ai không nổi giận trước tội ác kẻ khác sẽ trở thành người dự phần vào đó.” Ông nói thêm: “Hãy nhắc cho người có đức tin nhớ rằng anh phải là người chinh phục mọi điểm; nếu không, vương miện sẽ dành cho người chiến thắng.”

Đo lường thành công bằng sự vâng phục cá nhân và công khai là nền tảng cho sự kêu gọi của chúng ta đến nỗi chúng ta nên mong đợi Kẻ Thù tấn công chúng ta trên mặt trận này bằng mọi cách hắn có thể.

Oswald Chambers nhận xét: “Khả năng nhận biết Đức Chúa Trời tùy thuộc vào nhân cách của tôi. Nhân cách quyết định sự mặc khải.” Làm thế nào để chúng ta bảo vệ tính cách của mình? Câu trả lời, theo Chambers: “Đầu tiên phải là Đức Chúa Trời, thứ hai là Đức Chúa Trời, và thứ ba là Đức Chúa Trời, cho đến khi cuộc đời đối diện với Đức Chúa Trời một cách kiên định và không có ai khác ngoài Đức Chúa Trời.”

Sứ đồ Phao Lô chắc hẳn sẽ đồng ý. Ông khuyên Ti-mô-thê “hãy rèn luyện bản thân cho sự tin kính” (1 Ti-mô-thê 4:7) để ông có thể “lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự trong sạch mà làm gương cho các tín hữu” (c. 12). Sau đó, cuộc sống cá nhân của ông sẽ mang lại sự đáng tin cậy và tác động đến chức vụ công khai của ông để “dâng mình vào việc đọc Kinh thánh cho công chúng, khuyên bảo và dạy dỗ” (c. 13). “Lời khuyến khích” dịch từ ngữ paraklesis, có nghĩa là cầu xin và khuyến khích; “dạy” dịch từ ngữ didaskalia, đề cập đến sự hướng dẫn về giáo lý.

Tóm lại, chúng ta phải công bố lẽ thật của Kinh Thánh, dạy các nguyên tắc của lẽ thật đó, rồi áp dụng chúng với sự hiểu biết và khích lệ thiết thực. Nhưng tất cả những điều này đều dựa trên nền tảng của sự tin kính riêng tư, là kết quả của kỷ luật kiên định, và công việc đầy quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời.

Vì vậy, với những tuần lễ còn lại trong mùa hè này, chúng ta hãy tìm cách đào sâu, bước đi cách cá nhân với Chúa. Hãy tiếp tục các kỷ luật tâm linh mà chúng ta quen thuộc và dành thời gian để thử một số điều mà chúng ta chưa từng quen biết.

Và hãy chú ý đến lời cảnh báo của George Macdonald: “Mọi sự tăng trưởng không hướng về Đức Chúa Trời thì đều đi đến suy tàn.”

Anh chị em sẽ tăng trưởng “hướng về Đức Chúa Trời” như thế nào trong tuần này?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

 

 

 

 

 

 

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

 

 

Ngày đăng: 07/24/2023