Vườn Ê đen mới

Mười Hai Người Con Trai Của Gia-cốp – Huỳnh Ngọc Ẩn

Gia-cốp đã lợi dụng sự mù quáng của cha, đánh cắp lời chúc phúc của người anh sinh đôi bằng cách giả làm Ê-sau. Người anh thề sẽ trả thù. Gia-cốp, theo lời khuyên của mẹ, chạy về quê hương của mẹ để lánh nạn.

Ở đó, Gia-cốp làm việc cho chú La-ban mười bốn năm để được hai người vợ – Lê-a và Ra-chên. Lê-a sinh con trai đầu lòng cho Gia-cốp; bà đặt tên con là Ru-bên (Sáng thế ký 29: 32a). Ru-bên có nghĩa là ‘nhìn xem một đứa con trai.’

Chúa Giê-xu là con đầu lòng của mọi tạo vật, và mọi vật được tạo dựng nên nhờ Ngài và vì Ngài. Ngài là con đầu lòng từ cõi chết. Chúng ta nên để cho Ngài đứng đầu trong mọi sự (Cô-lô-se 1: 15-18).

Lê-a sinh con trai thứ hai, bà đặt tên là Si-mê-ôn ” (Sáng thế ký 29:33).

Si-mê-ôn có nghĩa là ‘nghe.’ Đức Chúa Trời nghe, thấy và đáp ứng những nhu cầu của con người. Mặc dù Lê-a chưa cầu nguyện, nhưng Chúa đã nhìn thấy ước muốn của bà và đáp ứng. Đức Chúa Trời biết chúng ta cần gì trước khi chúng ta cầu xin (Ma-thi-ơ 6: 8b).
Chúa Giê-xu nhắc nhở chúng ta hãy lắng nghe nếu ai có tai để nghe (Ma-thi-ơ 11:15; 13: 9). Các môn đồ chân chính của Chúa Giê-xu nghe tiếng Ngài (Giăng 10:27). Tốt nhất chúng ta nên “mau nghe và chậm nói” (Gia-cơ 1: 19). Điểm yếu của Phi-e-rơ là mau nói. Sau khi tuyên bố rằng Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống (Ma-thi-ơ 16:16), ông đã cố gắng ngăn chặn kế hoạch cứu rỗi của thầy mình (16:22).

Nghe lời Chúa không phải là nghe một bản nhạc rồi quên, mà là lắng nghe, suy ngẫm và thực hành.

Chúa Giê-xu đã dành nhiều thời gian để cầu nguyện. Chúa Cha đã nhậm lời Con Yêu Dấu của Ngài, và Chúa Con cũng biết nghe lời Chúa Cha. Đức Chúa Trời nghe chúng ta khi chúng ta cầu xin, và Ngài cũng muốn lắng nghe chúng ta trình bày với Ngài những nhu cầu của chúng ta.

Nếu chúng ta thực sự tin Chúa chúng ta la chiên của Ngài, và chúng ta nghe tiếng Ngài.

Lần thứ ba, Lê-a sinh một con trai, và bà nói, “Cuối cùng thì chồng tôi cũng sẽ gắn bó với tôi vì tôi đã sinh cho anh ấy ba đứa con trai.” Vì vậy, người này được đặt tên là Lê-vi! ” (29:34) Lê-vi nghe giống như và có thể bắt nguồn từ tiếng Hi bá có nghĩa là “gắn bó.”

Lê-a biết Gia-cốp yêu Ra-chên nhiều hơn, vì vậy bà mong muốn chồng mình ‘gắn bó với mình.’ Người phụ nữ nào cũng cần an toàn, đó là tình yêu của chồng, và ngược lại; một người đàn ông thèm muốn vợ mình gắn bó với ông.

Khi Chúa Giê-xu đến xứ Giu-đê, những người Pha-ri-si hỏi Ngài về việc ly dị. Chúa Giê-xu trích dẫn câu Kinh Thánh và kết luận: “Vì lý do đó, người nam sẽ lìa cha mẹ mà kết hợp với vợ mình; và hai người sẽ trở nên một thịt’. Như thế vợ chồng không còn là hai nữa, mà chỉ là một thịt. Vậy, loài người không được phân rẽ những người mà Đức Chúa Trời đã phối hợp!” (Ma-thi-ơ 19: 5-6).

Vì vậy, Đức Chúa Trời “ghét sự ly hôn” (Ma-la-chi 2:16), hay ý muốn của Ngài là vợ chồng chung sống trọn đời.

Cựu Ước ví Đức Chúa Trời với người chồng và con dân Chúa với người vợ. Tân Ước ví Chúa Giê-xu với người chồng và hội thánh với người vợ. Chúa hứa rằng Ngài sẽ không bao giờ lìa chúng ta, không bao giờ bỏ chúng ta” (Hê-bơ-rơ 13: 5b). Vì vậy, hôn nhân là một giao ước tình yêu mà đôi lứa nên bảo quản.

Lần thứ tư, Lê-a sinh một con trai và đặt tên là Giu-đa, vì nàng nói: “Lần này, tôi sẽ ngợi khen Chúa!” (Sáng thế ký 29:35)

Đức Chúa Trời muốn chúng ta yêu Ngài hết lòng, hết sức, hết trí. Ngài muốn tình yêu của chúng ta dành cho Ngài hoặc nóng hoặc lạnh, không phải là hâm hẩm.

Giu-đa nghe giống như và có thể bắt nguồn từ tiếng Hi bá có nghĩa là ca ngợi.

Từ ‘khen ngợi’ có nghĩa là:
Hành động bày tỏ sự tán thành hoặc ngưỡng mộ; sự khen thưởng; hoan nghênh.
Sự bày tỏ lòng kính trọng biết ơn bằng lời nói hoặc bài hát, như một hành động thờ phượng.

Trạng thái được chấp thuận hoặc ngưỡng mộ:
Trong Tân Ước, nhiều từ khác nhau được dùng để chỉ thuật ngữ thờ phượng. Hi văn proskuneo (thờ phượng) có nghĩa là cúi đầu trước Chúa hoặc các vị vua.

Nói cách khác, sự thờ phượng thật được xác định bởi mức độ ưu tiên mà chúng ta dành cho Đức Chúa Trời, Ngài là ai trong cuộc sống của chúng ta và vị trí của Ngài trong danh sách ưu tiên của chúng ta. Vì vậy, sự thờ phượng thật là một vấn đề của tấm lòng được thể hiện qua cuộc sống thánh khiết.

Những lời của Chúa Giê-xu nói với người phụ nữ Sa-ma-ri vẫn là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sự thờ phượng sai lầm (Giăng 4: 23-24). Tất cả những người thờ phượng thật phải thờ phượng Đức Chúa Trời trong “tâm thần và lẽ thật.” Nghĩa là, sự thờ phượng thật diễn ra bên trong, trong tấm lòng, hoặc tinh thần của người thờ phượng (xin xem Thi thiên 45: 1; 103: 1-2). Sự thờ phượng đẹp lòng Đức Chúa Trời phải chân thành và minh bạch, được dâng lên với tấm lòng khiêm nhường và trong sạch (Thi-thiên 24: 3-4; Ê-sai 66: 2).
Nhưng điều này chưa đủ. Sự thờ phượng “bằng lẽ thật” kết nối tấm lòng hoặc tinh thần thờ phượng với lẽ thật về Đức Chúa Trời và công việc cứu chuộc của Ngài như được bày tỏ trong con người của Chúa Giê-xu và Kinh Thánh.

Đa-vít hiểu tầm quan trọng của việc thờ phượng bằng lẽ thật và mối liên hệ cần thiết giữa ‘lẽ thật’ và Lời Đức Chúa Trời khi ông viết,
“Lạy Đức Giê-hô-va, xin dạy con đường lối của Chúa,
Thì con sẽ đi theo chân lý của Ngài;
Xin khiến con một lòng kính sợ danh Ngài.”
(Thi thiên 86:11; xin xem Thi thiên 145: 18).

Ở đây Tân Ước đồng ý với Cựu Ước. Sự thờ phượng thật phải nội tại, một vấn đề của tấm lòng và tâm linh mọc rễ trong sự hiểu biết và sự vâng lời lời mạc khải của Đức Chúa Trời.
Gia-cốp nói tiên tri về Giu-đa: “Giu-đa! Con là một sư tử tơ;
Con ơi! Săn được mồi con lại trở về.
Nó quỳ xuống, nằm rình như sư tử đực,
Và giống sư tử cái. Ai dám quấy rầy nó?
Vương trượng chẳng rời xa Giu-đa,
Cây gậy chỉ huy không cách xa chân nó,
Cho đến khi Đấng Si-lô đến,
Và các dân vâng phục Đấng đó.” (Sáng thế ký 49: 9-10).

Lời tiên tri này ám chỉ Đấng Mê-si-a. Ngài thuộc chi tộc Giu-đa và được gọi là ‘Sư tử của chi tộc Giu-đa’ (Khải Huyền 5: 5), Vua của dân Do Thái (Giăng 19: 3), Vua của các vua, Chúa của các chúa (Giăng 19: 3; Khải 17:14).

Chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời qua sự tôn kính và vâng lời. Chúng ta bước đi và sống trong sự hiện diện của Chúa. Đức Chúa Trời ra lệnh cho chúng ta suy ngẫm về luật pháp của Ngài cả ngày lẫn đêm và cẩn thận làm theo những gì được ghi trong Kinh Thánh. Chúng ta vui mừng trong luật thánh của Ngài. Chúng ta không chỉ thờ phượng Chúa vào ngày thứ bảy hay Chúa nhật, nhưng thờ phượng là một cách sống.

“Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả vì vinh quang của Đức Chúa Trời” (1 Cô-rinh-tô 10:31).
Ra-chên, người mà Gia-cốp yêu, không có con với Gia-cốp. Bà đề nghị Bi-la làm người mẹ hờ. Bi-la sinh ra một con trai, Ra-chên đặt tên nó là Đan, sau đó cô giải thích: “Chúa đã minh oan cho tôi; Ngài đã nghe lời tôi khẩn cầu và sinh cho tôi một con trai” (Sáng thế ký 30: 6).

Đan có nghĩa là minh oan, biện minh.
Câu chuyện có thật sau đây minh họa việc Đức Chúa Trời bênh vực những ai đặt lòng tin nơi Ngài.

“Mùa đông năm 1935 là thời điểm tuyệt vọng đối với nền kinh tế Mỹ. Kết quả là, một bầu không khí u ám đã làm lu mờ toàn bộ thành phố New York. Trẻ em vô gia cư lang thang trên đường phố, các gia đình gặp khó khăn, và hàng nghìn người không có thức ăn mỗi ngày.

Vào một đêm lạnh giá giữa tháng Giêng năm 1935, một phiên tòa được tổ chức tại khu dân cư nghèo nhất New York. Thị trưởng Fiorello LaGuardia ngồi ghế thẩm phán. Một người phụ nữ tiều tụy, gần 60 tuổi, mặc quần áo rách rưới ngồi trên chiếc ghế phía dưới. Bà bị buộc tội ăn trộm một ổ bánh mì.

Thị trưởng LaGuardia hỏi bị cáo: “Bà bị buộc tội ăn trộm bánh mì. Làm thế nào để bà biện hộ? ”
Bà lão nhìn xuống và lắp bắp: “Thưa ngài, tôi xin nhận tội. Tôi đã ăn trộm.”
“Tại sao?” LaGuardia hỏi, tại sao bà lại ăn cắp? Có phải vì bà đói không? ”
“Thưa Ngài, tôi đói. Nhưng nếu chỉ vì tôi thì tôi không ăn trộm ”, bị cáo giải thích”. Con rể tôi đã bỏ chúng tôi, và con gái tôi nằm liệt giường. Tôi cần bánh mì này để nuôi hai đứa cháu đang đói, thưa Ngài. ” Khi kể về đứa cháu của mình, người phụ nữ bật khóc. Sau khi người phụ nữ nói xong, đám đông trong phòng xử án thì thầm.

Thị trưởng thở dài. Ông nhìn quanh phòng xử án với các luật sư và đám đông, rồi quay sang bà lão và nói: “Bị cáo, tôi sẽ phải trừng phạt bà; luật pháp luôn công bằng và không trao đặc quyền hay ngoại lệ cho bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô la hoặc phải ngồi tù trong mười ngày. Bà chọn điều gì?”

Không có lựa chọn thực sự nào được đưa ra, bà lão trả lời: “Thưa Ngài, tôi sẵn sàng chấp nhận hình phạt của mình. Nếu tôi có 10 đô la, tôi đã không ăn trộm chiếc bánh mì. Vì vậy, tôi tình nguyện bị giam giữ trong mười ngày. Nhưng con gái tôi và hai đứa cháu? Ai sẽ chăm sóc chúng? ”

Thị trưởng nhìn xuống và mỉm cười, sau đó ông ta lấy mười đô la từ trong túi, bỏ vào chiếc mũ rộng vành nổi tiếng của mình và đưa cho bị cáo.

Quay sang đám đông giận dữ, ông tiếp tục: “Bây giờ, trong phòng xử án, các người phải nộp phạt 50 xu mỗi người! Đây là hình phạt cho sự thờ ơ, vì đã để một người phụ nữ tội nghiệp ăn trộm bánh mì cho đứa cháu đang đói của mình. Bà thư ký, xin bà vui lòng thu tiền phạt và đưa tổng số tiền cho bị cáo. ” Những người hiện diện bị sốc trong yên lặng. Mỗi người lặng lẽ bỏ 50 xu vào mũ của thị trưởng.

Nhật báo thành phố loan tin như một đám cháy: Người phụ nữ nhận được 47,50 đô la vì đã ăn trộm bánh mì để nuôi những đứa cháu chết đói của mình. Một nguồn cảm hứng! Ngay cả người thợ làm bánh và cảnh sát thành phố Nữu Ước cũng sàn đóng phạt 50 xu mỗi người cho người phụ nữ tuyệt vọng này.

Thị trưởng LaGuardia là hình ảnh của Đức Chúa Trời công bình và thương xót. Ngài phải kết án tội nhân, nhưng Ngài trừng phạt Con Một của Ngài, để bất cứ ai tin Con sẽ không còn bị kết tội.

Thẩm phán LaGuardia biện minh cho người đàn bà ăn cắp bánh, hay là ông gở tội cho bà. Khi một tội nhân ăn năn và tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa thì Đức Chúa Trời xưng công bình cho người ấy, coi người là người công bình.

Bi-la lại mang thai và sinh cho Gia-cốp một đứa con trai thứ hai. Sau đó Ra-chên nói, “Tôi đã có một cuộc đấu tranh lớn với chị của tôi, và tôi đã chiến thắng.” Vì vậy, bà đặt tên cho đứa bé này là Nép-ta-li” (Sáng thế ký 30: 8). Nép-ta-li có nghĩa là đấu tranh.

Người ta nói: “Cha nào con nấy”. Khi Gia-cốp còn trong bụng mẹ, ông đã nắm lấy gót chân anh trai mình. Sau đó, khi trưởng thành, ông vật lộn với Chúa. Ông vật lộn với thiên sứ và thắng cuộc, ” (Ô-sê 12: 3-4a).

Câu 4a ám chỉ đến việc Gia-cốp vật lộn với một người đàn ông ở suối nước Gia-bốc, và Đức Chúa Trời đổi tên ông từ Gia-cốp, có nghĩa là ‘gót chân’, thành Y-sơ-ra-ên, tranh chiến với Đức Chúa Trời. Thật vậy, cuộc sống là một cuộc đấu tranh, và chúng ta chiến đấu với các vấn đề và với những người khác.

Phao-lô chỉ ra rằng kẻ thù thực sự của chúng ta không phải bằng xương bằng thịt mà là quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền bá chủ thế giới mờ tối nầy, và các thần dữ ở các nơi trên trời. (Ê-phê-sô 6:12).

Để giành chiến thắng trong trận chiến thuộc linh, chúng ta phải khoác lên mình toàn bộ áo giáp của Đức Chúa Trời, đó là lẽ thật, sự công bình, bình an, đức tin, sự cứu rỗi, và quan trọng nhất là lời của Đức Chúa Trời (câu 6:13-15).

Chúa đã chọn Phao-lô làm công cụ của Ngài, để mang danh Ngài cho dân ngoại, cho các vua và con cái Y-sơ-ra-ên; nhưng ông phải đau khổ biết bao vì danh Chúa (Công vụ 19: 15-16).

Phao-lô cũng phải chật vật và nhờ những tín hữu ở Rô-ma cầu nguyện với mình.

Phao-lô viết cho các tín hữu ở Cô-lô-se rằng ông rao giảng về Chúa Giê-xu, khuyên mọi người, và vì mục đích đó, ông đã ra sức và vất vả (Cô-lô-se 1: 28-29). Bạn càng tận tâm với Chúa Giê-xu, bạn càng gặp nhiều khó khăn.

Chính Chúa Giê-xu đã bị khinh thường, bị từ chối, bị thương thay cho chúng ta (Ê-sai 53: 3-5), các môn đồ của Ngài gặp khó khăn, đó là điều hoàn toàn bình thường.

Trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-xu tranh chiến dữ dội. Cuối cùng, Ngài thú nhận với các môn đệ: “Linh hồn Ta đau buồn cho đến chết; các con hãy ở đây và tỉnh thức với Ta” (Ma-thi-ơ 26:38).
Trong thân xác con người, Chúa của chúng ta cũng phải chiến đấu.

Lê-a lấy người hầu của mình là Xinh-ba và giao cô cho Gia-cốp làm người mẹ hờ cho bà. Kết quả là Xinh-ba sinh cho Gia-cốp, một người con trai; Lê-a đặt tên là Gát, có nghĩa là ‘may mắn’ (Sáng thế ký 30: 10-11).

Gát có nghĩa là ‘may mắn’. Từ này xuất hiện trong:
Thi thiên 49:18: “Dù lúc còn sống, người ấy kể mình là được phước (may mắn),
Và được người ta ca ngợi khi người thịnh vượng.” (Phiên bản Hiệu đính)
Nhà truyền đạo nói: “Nhưng có phước (may mắn) hơn hai hạng người kia
Là người chưa được sinh ra,
Chưa thấy những việc gian ác
Diễn ra dưới ánh mặt trời.” (Truyền đạo 4: 3).
“Một người nông dân may mắn còn lại một con bò và hai con cừu hoặc dê ”. (Ê-sai 7:21)
Phao-lô nói với Vua Ạc-ríp-ba, “Tôi thật may mắn, Vua Ạc-ríp-ba…” (Công vụ 26: 2).

Khi mọi việc suôn sẻ, dân ngoại coi đó là điều may mắn và xui xẻo khi mọi việc diễn ra không như ý muốn.

Xinh-ba lại thụ thai và sinh con trai thứ hai. Lê-a đặt tên cho đứa bé là A-se, sau đó giải thích: “Tôi rất vui mừng! Những người phụ nữ sẽ công nhận tôi là người có phúc ”(Sáng thế ký 30:13).

A-se có nghĩa là phước lành. Lần này Lê-a thừa nhận rằng Chúa đã ban phước cho bà.
Đức Chúa Trời yêu thương ban phước, và Ngài không thích cái chết của những người gian ác. Ngài chỉ muốn họ từ bỏ đường lối xấu xa để có thể sống (Ê-xê-chi-ên 33:11). Ban đầu, Đức Chúa Trời ban phước cho sinh vật và con người sau khi Ngài tạo ra chúng (Sáng 1:22, 28). Sau đó, Đức Chúa Trời ban phước cho ngày thứ bảy (2: 3). Từ ‘ban phước’ xuất hiện 35 lần trong sách Sáng thế ký.
Kế hoạch cuối cùng của Ngài dành cho chúng ta là bình an và thịnh vượng, một hy vọng và một tương lai ”(Giê-rê-mi 29:11).
Chúa ban phước vì Ngài tốt lành.

Trong Thi thiên 23, Đa-vít chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Thật vậy, trọn đời tôi,
Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi;
Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va
Cho đến lâu dài.” (câu 6).

Trong Thi thiên 1, Đa-vít chia sẻ với chúng ta ba điều nên tránh và một điều cần làm để được ban phước:
Chớ theo mưu kế của kẻ ác,
Chớ đứng cùng đường với kẻ tội lỗi,
Chớ ngồi chung ghế với người chế nhạo (câu 1).

Mặc dù có ba điều không nên làm, nhưng chỉ có một điều phải làm: vui thích luật pháp của Chúa và suy ngẫm về luật đó cả ngày lẫn đêm (so với 2). Đó là chìa khóa của phước lành.

Trong sách Thi thiên, từ ‘ban phước’ xuất hiện 30 lần.

Sách Phục truyền luật lệ ký đặt ra một điều kiện để được ban phước trong mọi hoàn cảnh, phải trọn vẹn. tuân theo và cẩn thận tuân giữ mọi mệnh lệnh của Ngài (Phục truyền luật lệ ký 28: 1). Ngược lại, nếu chúng ta không vâng lời Ngài và không cẩn thận tuân giữ tất cả các điều răn và mệnh lệnh của Ngài, chúng ta có thể không phát đạt trong những gì chúng ta làm.

Trước khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua sông Giô-đanh, Chúa truyền cho Giô-suê:
“Hãy mạnh dạn, thật can đảm và cẩn thận làm theo tất cả luật pháp mà Môi-se, đầy tớ Ta, đã truyền cho con; đừng xây qua bên phải hoặc bên trái, để con đi đâu cũng đều được thịnh vượng. Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng con, hãy suy ngẫm ngày và đêm, để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong đó. Vì như thế, con mới được thịnh vượng trong con đường mình và mới thành công” (Giô-suê 1: 7-8).

Khi mọi người bắt đầu cuộc hành trình đến Đất Hứa, Chúa đã hứa với họ rằng Ngài sẽ đánh đuổi trước mặt họ người A-mô-rít, người Ca-na-an, người Hết, người Phê-ri-sít, người Hê-vít và người Giê-bu-sít nếu họ cẩn thận làm theo tất cả những gì Ngài đã truyền cho họ ( Xuất Ê-díp-tô Ký 34:11). Đây là lời hức có điều kiện.

Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta tin cậy và vâng lời Ngài vì đường lối Ngài cao hơn đường lối của chúng ta, ý tưởng Ngài cao hơn ý tưởng của chúng ta bấy nhiêu (Ê-sai 55: 9).

Chúa đã lắng nghe Lê-a. Bà mang thai và sinh cho Gia-cốp, đứa con trai thứ năm. Bà đặt tên cho đứa bé là I-sa-ca, vì bà nói, “Đức Chúa Trời đã trả công cho tôi, vì tôi đã giao nữ tì mình cho chồng.” (Sáng thế ký 30:18)

I-sa-ca có nghĩa là tiền lương hoặc tiền thưởng.
Đức Chúa Trời ban thưởng cho chúng ta khi chúng ta làm đúng; Ngài phục hồi chúng ta vì sự trong trắng của chúng ta (2 Sa-mu-ên 22:21).

Đức Chúa Trời ban thưởng cho những ai làm điều thiện (Thi thiên 18:20, 24), những ai tuân theo mệnh lệnh của Ngài (19:11) và những ai sống cho Ngài (58:11). Ngoài ra, Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ tuổi thọ và sự cứu rỗi (91:16).

Khi Chúa Giê-xu trở lại, Ngài sẽ không đến tay không, nhưng Ngài sẽ mang theo phần thưởng của mình, để thưởng cho mỗi người tùy theo công việc của mình (Khải huyền 22:12).

Lê-a lại mang thai và sinh cho Gia-cốp đứa con trai thứ sáu. Khi đó, bà đặt tên cho em bé là Sa-bu-lôn, vì bà nói, “Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một món quà quý giá. Bây giờ chồng tôi sẽ quý trọng tôi vì tôi đã sinh cho ông sáu người con trai.” (Sáng thế ký 30:20)

Sa-bu-lôn có thể có nghĩa là kính trọng.
Chúa yêu cầu dân Y-sơ-ra-ên tuân giữ ba Lễ quan trọng để thờ phượng Ngài: Lễ Bánh không men, Lễ Mùa gặt và Lễ Lều tạm. Ngày nay, Cơ Đốc giáo không còn phải giữ một số ngày thánh hay lễ trăng non, hay ngày Sa-bát.
Tôn vinh Đức Chúa Trời là:
Không có các thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời,
Không thờ thần tượng,
Không sử dụng danh Đức Chúa Trời một cách bất kính,
Nhớ ngày Sa-bát và làm cho nó trở nên thánh. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20: 3-8)

Chúa Giê-xu khẳng định rằng Ngài là Đức Chúa Trời (Giăng 10:30). Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời (Phi-líp 2: 6), nhưng vì tự hạ mình, vâng lời cho đến chết, ngay cả cái chết trên thập tự giá. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời tôn Ngài lên rất cao và đặt cho Ngài danh trên mọi danh xưng (Phi-líp 2: 6-9).

Là tạo vật của Đức Chúa Trời, chúng ta phải tôn vinh Đấng Tạo Hóa của chúng ta.

Chúa đã nhớ đến Ra-chên. Chúa đã chữa lành cho bà và cho bà có thai. Bà sinh ra một con trai. Bà nói, “Đức Chúa Trời đã cất bỏ nỗi nhục nhã cho tôi rồi.” Bà đặt tên cho ông là Giô-sép và nói: “Cầu xin Đức Giê-hô-va ban thêm cho tôi một con trai nữa!” (Sáng thế ký 30: 22-24).

Giô-sép có nghĩa là ‘thêm vào, tăng lên.’ Ra-chên hy vọng rằng Chúa sẽ cho bà sinh thêm con. Vào thời ấy, một người phụ nữ son sẻ không hạnh phúc.

Giô-sép là chắt của Áp-ra-ham. Khi Áp-ra-ham 75 tuổi, Đức Chúa Trời hứa sẽ biến ông trở thành ‘dân tộc vĩ đại’ nếu ông rời quê hương và đến vùng đất mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông trong khi vợ chồng ông chưa có con trai. Khi Áp-ra-ham gần 100 tuổi, vợ ông là Sa-ra đề nghị ông nên có con với một người hầu gái tên là A-ga. Ông đồng ý, và A-ga có thai. Khi A-ga có thai, nàng khinh thường bà chủ mình, và Sa-ra đối xử tệ với nàng, khiến A-ga phải bỏ trốn vào vùng hoang dã. Tại đó, thiên sứ của Chúa bảo nàng hãy trở về với bà chủ của mình. Thiên sứ của Chúa đã hứa với A-ga rằng: “Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi tăng gấp bội, đông đến nỗi không thể đếm được.” (Sáng thế ký 16:10).

Khi đó, A-ga đang mang thai Ích-ma-ên. Vì Ích-ma-ên là con trai của Áp-ra-ham, nên Chúa cũng sẽ sinh sôi nảy nở dòng dõi của ông. Hậu duệ của Ích-ma-ên là người Ả Rập, và ngày nay có khoảng 423 triệu người Ả Rập trên thế giới. Ngày nay, trên thế giới có khoảng 15 triệu người Do Thái. Họ là con cháu của Y-sác, con trai của Áp-ra-ham và Sa-ra. Hai tỷ Cơ đốc nhân tự coi mình là dòng dõi thiêng liêng của Áp-ra-ham.

Lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham đã được thực hiện.

Con trai của Y-sác, Gia-cốp, bị anh đe dọa phải chạy trốn về quê hương của mẹ mình để lánh nạn. Khi ông ta ra đi chỉ với một cây gậy trong tay, hai mươi năm sau trở lại với hai bà vợ, hai người hầu, 12 người con trai, nhiều tôi trai, tớ gái, và cừu dê.

Ba mươi năm sau, khi Giô-sép cai trị Ai Cập, Gia-cốp và gia đình bảy mươi người của ông di dời xuống Ai Cập. 430 năm sau, khi họ rời Ai Cập, dòng dõi của Áp-ra-ham đã trở thành 600.000 người nam, chưa kể phụ nữ và trẻ em. Họ đã trở thành một quốc gia.

Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-xu dạy chúng ta đừng lo lắng khi nói: ‘Chúng ta sẽ ăn gì?’ hoặc “Chúng ta sẽ uống gì?” hoặc “Chúng ta sẽ mặc gì?” ”Vì dân ngoại luôn tìm kiếm những thứ này, và Cha trên trời của chúng ta biết rằng chúng ta cần chúng. Nhưng ưu tiên của chúng ta trước hết là tìm kiếm vương quốc của Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, tất cả những điều này có thể được thêm vào cho chúng ta (Ma-thi-ơ 6: 31-33).

Chúa Giê-xu dạy về nước thiên đàng trong dụ ngôn ‘Ba tôi tớ và các ta lâng’. Một người chủ sắp đi xa. Ông đưa cho một người năm ta-lâng, một người hai ta-lâng, và một người một ta lâng tuỳ theo khả năng của mỗi người, rồi vội vã lên đường (Ma-thi-ơ 25:15).

Sau một thời gian, người chủ trở về và tính sổ với họ. Người nhận năm ta-lâng thì trả lại cho chủ mười ta-lâng, người nhận hai thì trả lại bốn, người nhận một thì trả lại một.
Ông chủ khen hai đầy tớ đầu tiên: “Hỡi đầy tớ ngay lành và trung tín kia, được lắm! Ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi cai quản nhiều. Hãy vào chung hưởng niềm vui với chủ ngươi.” (câu 23).
Ông chủ quở trách người thứ ba là lười biếng, bèn lấy ta lâng của anh mà chia cho người được mười. Vì ai có sẽ được cho nhiều hơn, được dư dật, nhưng ai không có, thì cũng bị lấy mất điều người có. Còn đối với đầy tớ vô dụng đó, anh ta sẽ bị ném vào bóng tối, nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng (câu 30).

Chúa đã đáp ứng yêu cầu của Ra-chên để sinh cho bà một đứa con trai khác. Thật không may, bà chết khi sinh ra Bên-gia-min Ra-chên đặt tên cho đứa con trai này là Bên-ô-ni, có nghĩa là ‘đứa con của sự đau đớn,’ giống như Gia-bê trong 1 Sử ký 4:10, nhưng Gia-cốp gọi nó là Bên-gia-min, có nghĩa là ‘con trai của cánh tay phải.’

Đối với Lê-a, người con của bà là con trai của sự đau đớn, nhưng là tay hữu của Y-sơ-ra-ên.
“Cánh tay phải của một người có nghĩa là trợ lý thân cận của anh ta và người mà anh ta tin tưởng để giúp đỡ và hỗ trợ anh ta trong mọi việc anh ta làm.”

Trong số mười hai môn đồ của Chúa Giê-xu có anh em Xê-bê-đê, Gia-cơ và Giăng. Khi họ chưa thực sự biết Chúa Giê-xu, họ yêu cầu Ngài cho một người ngồi bên hữu và một người bên trái, khi Ngài được tôn vinh (Mác 10:37). Họ thèm muốn địa vị cao trọng vì họ nghĩ rằng Chúa Giê-xu sẽ giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi ách thống trị của La Mã và làm vua trên đất Y-sơ-ra-ên. Nhưng như Ngài nói với Bôn-sơ Phi-lát, vương quốc của Ngài không thuộc thế giới này (Giăng 18:36). Đối với Ngài, địa vị cao nhất là ngồi trên mười hai ngai và xét xử mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên ” (Ma-thi-ơ 19:28).

Cánh tay phải của Đức Chúa Trời có thể ám chỉ sự toàn năng của Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh, ‘cánh tay phải’ là một vị trí đặc biệt được tôn vinh.

“Lạy Đức Giê-hô-va! Tay phải Ngài rạng ngời quyền uy.
Lạy Đức Giê-hô-va! Tay phải Ngài nghiền nát quân thù.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 15: 6).
“ Tay phải của Chúa nâng đỡ con” (Thi thiên 18:35).

Khi Ê-tiên rao giảng cho người Do Thái, thì ông được đầy dẫy Đức Thánh Linh, ngước mắt lên trời và thấy vinh quang của Đức Chúa Trời, và thấy Chúa Giê-xu đứng bên hữu Đức Chúa Trời (Công vụ 7:56).
Tay phải luôn được xem là truyền nhiều phước lành hơn, còn tay trái thì ít. Bàn tay phải là nơi đặc biệt được tôn vinh. Ngồi bên hữu là ngồi ở vị trí cao trọng (I Các Vua 2:19; Thi 110: 1; Ê-phê-sô 1: 20-22).

Khi Y-sơ-ra-ên sắp chết, Giô-sép đưa hai con trai của mình đến Y-sơ-ra-ên để được ban phước. Ép-ra-im được đến bên trái của Y-sơ-ra-ên, và Ma-na-se ở bên hữu của Y-sơ-ra-ên. Nhưng Y-sơ-ra-ên vươn tay ra, đặt tay phải lên đầu Ép-ra-im, đặt tay trái trên đầu Ma-na-se, dù Ma-na-se là con đầu lòng (Sáng thế ký 48: 13-14).

Trong khi Giô-sép muốn con trai lớn của mình nhận được nhiều phước lành hơn, thì Gia-cốp lại ban phước cho cậu em trai nhiều hơn.
Tóm lại, chúng ta có thể liên kết tên của mười hai người con trai của Gia-cốp với 12 đặc điểm của Chúa Giê-xu.

Ru-bên: Chúa Giê-xu là ‘Con Một, Con Yêu Dấu, đẹp lòng Đức Chúa Trời’.

Si-mê-ôn: Chúa Giê-xu đã nhìn thấy Na-ta-na-ên trước khi Phi-líp gọi Ngài; và Ngài đọc được tư tưởng của những người tìm cách gài bẫy Ngài (Ma-thi-ơ 22:18).

Lê-vi: Chúa Giê-xu gắn bó với Chúa Cha, thường xuyên tiếp xúc với Chúa Cha.

Giu-đa: Con tôn vinh Cha (Giăng 17: 1, 4). Ngài tôn vinh Chúa Cha khi cầu nguyện.

Đan: Chúa Giê-xu tha thứ tội lỗi (Giăng 3: 16-18; Công vụ 4:12; Rô-ma 10: 9).

Nép-ta-li: Chúa Giê-xu tranh chiến với ma quỷ, với các nhà lãnh đạo tôn giáo, và trận chiến cuối cùng diễn ra tại Vườn Ghết-sê-ma-nê.
Gát: Chúa Giê-xu không giống như các vị thần của các tôn giáo, Ngài không ban may mắn, nhưng Ngài ban sức mạnh để chiến thắng cám dỗ, và quyền lực của bóng tối.

A-se: Những người xưng nhận Chúa Giê-xu là Chúa sẽ nhận được phước lành đáng kinh ngạc nhất vì tên của họ được ghi trong ‘Sách Sự sống’.

I-sa-ca: Khi Chúa Giê-xu trở lại, Ngài sẽ mang một giải thưởng để ban cho mỗi người tùy theo công việc họ làm (Khải huyền 22:12).

Xa-bu-lôn: Mọi đầu gối sẽ cúi đầu, mọi lưỡi sẽ tuyên xưng rằng Chúa Giê-xu là Chúa (Phi-líp 2:11).

Giô-sép: Khi chúng ta tìm kiếm vương quốc của Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, chúng ta có thể nhận được những thứ khác (Ma-thi-ơ 6:33).

Bên-gia-min: Chúa Giê-xu Đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ trở lại.

Mười hai tên trên cũng có thể gắn liền với những đặc điểm của Cơ đốc nhân.

Ru-bên
Nhiều người không tin Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, những ai tiếp nhận Ngài và tin vào danh Ngài, được ban cho quyền trở thành con cái của Đức Chúa Trời. Như vậy, họ sẽ nhận được mọi quyền lợi của con cái của Ngài.

Si-mê-ôn
Đức Chúa Trời đoái xem con cái của Ngài và chăm sóc họ chu đáo.

Lê-vi
Đức Chúa Trời không bao giờ lìa họ cũng như không bỏ họ, và Ngài rất thích giao tiếp với con cái của Ngài. Bí quyết thành công của Cơ Đốc nhân là gắn bó với Đấng Christ: “Ta là cây nho, các ngươi là nhánh; ai ở trong Ta, và Ta ở trong người ấy, người ấy sẽ kết nhiều quả; vì ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được.” (Giăng 15:5)

Giu-đa
Đức Chúa Trời nói về Y-sơ-ra-ên:
“Bò còn biết chủ mình,
Lừa còn biết máng cỏ của chủ;
Nhưng Y-sơ-ra-ên thì không biết,
Dân Ta chẳng hiểu gì.” (Ê-sai 1: 3, 4).
Đức Chúa Trời ngự trên những lời ngợi khen của Y-sơ-ra-ên (Thi-thiên 22: 3), và tôi tin rằng Ngài sẽ vui thích sự thờ phượng của chúng ta ngày nay.

Đan
Kinh Thánh nói rằng mọi người đều đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân không hoàn hảo nhưng được tha thứ. Đức Chúa Trời không cứu chúng ta vì chúng ta làm điều tốt, nhưng vì Ngài nhân từ.

Nép-ta-li
Chúa Giê-xa cảnh báo chúng ta rằng trong thế giới này, chúng ta có thể gặp hoạn nạn. Người tin Chúa và người không tin Ngài đều phải đấu tranh trong thế giới sa ngã này. Đó là lý do tại sao chúng ta cần sức mạnh từ trên cao để tồn tại. Chúa Giê-xu đã chiến thắng thế gian (Giăng 16:22). Ngài là sức mạnh từ trên cao.

Gát
Người dân Trung Quốc và Đông Nam Á cúng thức ăn cho Thần tài để cầu may mắn. Người dân tộc Việt Nam khi bị ốm cúng dường động vật cho các linh hồn để được lành bệnh. Người dân tộc được Chúa chữa lành mà không phải cúng vật chi cả, vì vậy họ tin Chúa nhiều hơn người kinh. Đức Chúa Trời là Đức Giê-hô-va Di-rê, Đấng cung cấp các nhu cầu cho chúng ta; Ngài là Đức Giê-hô-va Ra-pha, người chữa lành cho chúng ta; Ngài là Đức Giê-hô-va Ni-si, ngọn cờ, chiến thắng của chúng ta; Ngài là Đức Giê-hô-va Sa-lom, sự bình an của chúng ta. Vì vậy, chúng ta không hối lộ Ngài để được ban phước.

A-se
Thiên Chúa là một Đấng ban phước. Từ ‘ban phước’ xuất hiện 320 lần trong Cựu ước, 170 lần trong Tân ước.
Đức Chúa Trời ban phước các loài cá khổng lồ, mọi loài động vật thủy sinh, các sinh vật biển vĩ đại và mọi loài chim (Sáng thế ký 1:21).
Ngài ban phước cho loài người (1:28).
Ngài đã ban cho chúng ta mọi ân phước thiêng liêng trên các cõi trời vì chúng ta là một với Đấng Christ (Ê-phê-sô 1: 3).

I-sa-ca
Đức Chúa Trời ban thưởng cho ai đó làm đúng (Thi thiên 18:20, 24).
Luật pháp của Chúa là một phần thưởng lớn cho những ai vâng lời (Thi thiên 19:11).
Thực sự có phần thưởng cho những ai sống cho Đức Chúa Trời (Thi-thiên 58:11).
Đức Chúa Trời ban thưởng cho những ai yêu mến Ngài được sống lâu và ban cho họ sự cứu rỗi của Ngài (Thi thiên 91:16).
Phần thưởng lớn của Cơ đốc nhân là được ghi tên vào Sách sự sống, được sự sống đời đời.

Sa-bu-lôn
Để đáp ứng phần thưởng của Chúa, chúng ta nên tôn kính Ngài. Một trong những hành động tôn kính mà Ngài đánh giá cao nhất là không có thần nào khác trước Ngài. Tuy nhiên, dưới chế độ quân chủ, khi một người đến trước mặt vua, trước tiên người đó phải phủ phục trước nhà vua cho đến khi nhà vua cho phép người đó đứng dậy.
Đó phải là thái độ của chúng ta khi đến trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta. Ngài đáng được khen ngợi.
Sứ đồ Giăng bị đày đến đảo Bát-mô vì đã rao giảng lời Chúa và vì lời chứng của ông về Chúa Giê-xu (Khải Huyền 1: 9). Ông được đặc ân được nhìn thoáng qua thiên đàng, ông nhìn thấy bốn sinh vật có sáu cánh, và đôi cánh của chúng được phủ kín với nhiều mắt, từ trong ra ngoài. Ngày qua ngày và đêm này qua đêm khác, họ không ngừng nói,
“Thánh thay, thánh thay, thánh thay,
Chúa là Đức Chúa Trời Toàn Năng,
ĐẤNG ĐÃ CÓ, HIỆN CÓ VÀ ĐANG ĐẾN!… “ Lạy Đức Chúa Trời là Chúa của chúng con,
Chúa đáng được vinh quang, tôn trọng và uy quyền,
Vì Chúa đã tạo dựng muôn vật,
Và do ý muốn của Chúa mà muôn vật hiện hữu và được tạo dựng.” (4: 8,11).
Trên trời, các thiên sứ và các trưởng lão ca ngợi Đấng đã có, đang có và sẽ đến. Trên trái đất, chúng ta cũng nên làm như vậy.

Giô-sép
Áp-ram sống ở U-rơ của người Canh-đê khi Đức Chúa Trời gọi ông rời bỏ gia đình và đất nước của mình; và đi đến vùng đất mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho. Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ram: “Ta sẽ khiến các ngươi trở thành một dân tộc vĩ đại” (Sáng thế ký 12: 1). Lúc đó, Áp-ram đã 75 tuổi, và vợ ông không sinh được con trai cho ông. Một quốc gia vĩ đại ra đời từ một cặp vợ chồng già không có con trai là điều bất khả. Nhưng không có gì là khó đối với Chúa.
Sáu trăm năm sau, vào năm 1440 TCN, hậu duệ của Áp-ram là sáu trăm nghìn người đàn ông và nhiều nghìn phụ nữ và trẻ em. Chúa có thể ‘thêm vào.’
Sự khôn ngoan sẽ nhân lên gấp bội số ngày của chúng ta và thêm năm tháng vào cuộc sống của chúng ta (Châm ngôn 9:11).
“Phước lành của Chúa làm cho một người trở nên giàu có, và người ấy không thêm buồn phiền vì điều đó” (Châm ngôn 10:22).

Bên-gia-min
Khi đặt lòng tin nơi Chúa Giê-xu Christ, chúng ta có quyền làm con Đức Chúa Trời với mọi quyền lợi của một người con. Tuy nhiên, không gì có thể tách người ấy ra khỏi tình yêu của Chúa Cha. Thông thường, người con út là người được cưng chiều nhất và cũng được chiều chuộng nhất. Con cái của Đức Chúa Trời có một số đặc ân nhưng không nên vòi vĩnh.

Huỳnh Ngọc Ẩn

 

 

 

 

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

Ngày đăng: 08/10/2023