Vườn Ê đen mới
Âm Hưởng Của Tự Do – Dr. Ryan Denison
Tôi đã do dự khi xem phim Sound of Freedom lần đầu tiên khi nó được trình làng. Là bố của hai đứa con, không có gì khó xem và suy gẫm hơn là sự lạm dụng khủng khiếp và tội ác vô lương tâm được miêu tả trong phim. Và mặc dù không có hành vi tàn bạo nào được chiếu trên máy quay, nhưng bộ phim không để lại nghi ngờ gì về bản chất của những gì đã gây ra cho những đứa trẻ đáng trân quý đó.
Tôi thực sự cảm thấy rất khó khăn khi xem phim Sound of Freedom và đó chính là điểm mấu chốt. Bộ phim không cho phép khán giả trốn tránh nỗi đau hay phớt lờ những bi kịch đang diễn ra trước mắt. Và mặc dù không phải mọi trường hợp buôn người đều giống với những gì được miêu tả trên màn hình—bài tường thuật của Emily Belz trên tuần báo Christianity Today cung cấp một tài liệu tuyệt vời về những gì thường xảy ra ở gần chúng ta hơn—Sound of Freedom vẫn cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua quan trọng về nỗi kinh hoàng mà nạn nhân phải đối mặt, quá nhiều trên khắp thế giới.
Bộ phim lấy cảm hứng từ những trải nghiệm rất thực của Tim Ballard—cựu Đặc vụ Lực lượng Đặc nhiệm Chống Tội phạm Trẻ em trên mạng lưới của Bộ Nội An—và mô tả những nỗ lực của Ballard để cứu trẻ em bị mắc kẹt và bóc lột bởi nạn buôn người.
Bộ phim không phải là một bộ phim tài liệu với các chi tiết và sự kiện được thay đổi nhằm cố gắng, theo lời của đạo diễn, mang lại “giải trí và kết hợp nó với ý nghĩa.” Điều đó nói rằng, câu chuyện bao quát phần lớn dựa trên công việc của Ballard với cảnh sát ở Columbia để phá vỡ cái mà CBS News gọi vào thời điểm đó là “một đường dây buôn bán tình dục lớn” ở một quốc gia “đã trở thành điểm đến của khách du lịch, tìm kiếm tình dục với các chàng trai và những cô gái.” Và những gì đã xảy ra ở Columbia hầu như không còn là độc đáo đối với họ.
UNICEF (Quỹ Khẩn Cấp của Liên Hiệp Quốc dành cho Thiếu Nhi Quốc Tế) ước tính rằng “cứ mỗi hai phút lại có một đứa trẻ chuẩn bị bị bóc lột tình dục” và hơn một triệu trẻ em bị bán mỗi năm. Gần 1/3 nạn nhân bị bán là trẻ em, với tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi ở các khu vực như Châu Phi cận Sahara, Trung Mỹ và Caribbean. Và họ cảnh báo những thống kê như vậy có thể không chính xác so với tình hình hiện thực.
Tất cả những điều đó để nói rằng, ngay cả khi các chi tiết về những gì được miêu tả trong Sound of Freedom đã bị thay đổi vì lợi ích của bộ phim, thì trên thực tế nó còn kinh khủng đến nỗi đã không thể diễn tả được. Và những nỗi kinh hoàng đó có liên quan ở đây cũng như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, với Hoa Kỳ là một trong những điểm đến phổ biến nhất của những người bị bán—cả trẻ em lẫn người lớn.
Bất chấp sự thành công và thông điệp mạnh mẽ của Sound of Freedom, nhiều người đã nhanh chóng chỉ trích nó là “bộ phim kinh dị quyến rũ nước Mỹ”, “phim siêu anh hùng dành cho những ông bố mắc bệnh não” hoặc một loạt những đánh giá ẩn ý không chính xác và gây hiểu lầm khác. Để chính xác, không có điều đó trong phim.
Dù có thể rút ra các kết nối ở mức độ nào, chúng không đến từ bộ phim và thường dựa nhiều hơn vào một số tuyên bố đáng ngờ của nam diễn viên chính, Jim Caviezel, về các chủ đề như trong các cuộc phỏng vấn trước khi phát hành phim Sound of Freedom.
Bản thân bộ phim, như Owen Gleiberman trong Variety mô tả, là “một bộ phim hấp dẫn chiếu ánh sáng đích thực vào một trong những tội ác kinh hoàng nhất của thời đại chúng ta, một tội ác mà Hollywood gần như xa lánh.”
Tuy nhiên, nếu điều đó là đúng và những cáo buộc về thuyết âm mưu của một nhóm người cũng như nỗ lực tẩy não quần chúng là sai, thì tại sao chúng lại được nhiều người chấp nhận như vậy?
Khi nền văn hóa của chúng ta ngày càng trở nên phân cực, việc bác bỏ những quan điểm sai trái thường được ưu tiên chấp nhận hơn là những quan điểm đúng đắn. Đối với một số người, điều đó có nghĩa là phớt lờ sự thật rất thực tế và bi thảm hóa về nạn buôn người và bóc lột tình dục trẻ em vì tồn tại các thuyết âm mưu về cùng một chủ đề. Điều đó, một lần nữa, bản thân bộ phim không bao giờ vượt qua ranh giới đó hoặc thậm chí gợi ý theo hướng của những niềm tin như vậy là không quan trọng đối với họ.
Tiếc thay, những người đã tố cáo bộ phim không phải là những người duy nhất mắc sai lầm khi ủng hộ một giải pháp cực đoan phi lý thay vì là một vấn nạn rất thực.
Nhiều người ủng hộ Sound of Freedom đã nhanh chóng cáo buộc rằng Hollywood liên kết hoặc ủng hộ nạn buôn người một cách thụ động là lý do khiến bộ phim gặp khó khăn trong việc xuất hiện trên màn ảnh lớn. Bất xúc một cách chính đáng trước những điều khủng khiếp được thể hiện trong phim, có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ ai chống lại thông điệp của nó cũng như ủng hộ những vấn đề mà phim trình bày. Việc bộ phim bị trì hoãn phát hành trong 5 năm chỉ làm tăng thêm những giả thuyết như vậy.
Sound of Freedom đã hoàn thành việc quay phim vào năm 2018, nhưng quyền được phát hành phim ban đầu do Fox nắm giữ. Khi Disney mua Fox vào khoảng thời gian phát hành dự kiến, Disney đã quyết định gác nó lại và phải mất hơn một năm họ mới trả lại quyền phát hành bộ phim. Mặc dù hành vi như vậy có thể được hiểu là đáng ngờ, nhưng Sound of Freedom không phải là dự án duy nhất nhận được sự đối xử như vậy.
Tuy nhiên, với những khó khăn như vậy—cùng với lời đồn đải lan truyền về trục trặc kỹ thuật trong quá trình chiếu phim—đã khiến một số người cho rằng Hollywood đang cố gắng ngăn chặn bộ phim. Nên nhớ cho rằng, Hollywood chắc chắn không phải là nơi bảo vệ đạo đức trong Kinh thánh và lạm dụng tình dục từ lâu đã là một vấn đề trong tiêu chuẩn của họ. Tuy nhiên, những lo ngại rằng bộ phim sẽ không mang lại lợi nhuận — mà cuối cùng đã được chứng minh là không đúng — đưa ra một lời giải thích hợp lý hơn cho sự phản kháng mà bộ phim đã trải qua hơn là quan điểm cho rằng ngành công nghiệp này ủng hộ việc bóc lột tình dục trẻ em.
Cho dù điều đó mang lại sự tin cậy quá mức cho các thuyết âm mưu hay tránh những chủ đề hóc búa vì chúng khiến chúng ta khó chịu, chúng ta không bao giờ cho phép để chân lý trở thành thứ yếu vì nó không phù hợp với cách chúng ta muốn nhìn thế giới.
Vì vậy, nếu bạn xem Sound of Freedom hoặc đọc về sự bóc lột tình dục mà nó miêu tả và cảm thấy bị xúc phạm cũng như có động lực để làm điều gì đó giúp đỡ những người bị mắc kẹt trong những hoàn cảnh khủng khiếp như vậy, thì thật tuyệt vời! Chỉ cần bảo đảm rằng sự nhiệt tình của bạn để có thể làm điều gì đó tạo ra sự khác biệt trong thế giới bạn đang sống là điều tốt lành lớn.
Nhưng nếu phản ứng ban đầu của bạn, giống như tôi đây, là để lại cảm giác chán nản và choáng ngợp, điều đó cũng không sao. Nhưng chỉ e rằng vấn nạn quá lớn sẽ ngăn cản chúng ta muốn làm một điều gì đó.
Như Caviezel đã nói trong thông điệp của mình ở phần kết của bộ phim, “Sống trong sợ hãi không phải là cách chúng ta giải quyết vấn đề này. Chúng ta đang sống trong hy vọng. Đó là tin rằng chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt – bởi vì chúng ta có thể.”
Anh chị em có đồng ý với Caviezel?
Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh
——————————————————-
Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022