Vườn Ê đen mới

CÁCH CHÚA CÕNG TÔI – Dr. Denison

 

Chúng ta hãy bắt đầu với tin vui: một nhân vật ở bang Florida đã trúng số giải độc đắc Mega Millions ước tính trị giá 158 tỷ đô la vào đêm 10 tây, và đây được cho rằng là giải lớn nhất trong lịch sử xổ số.

Bây giờ đến điều không vui: một hệ thống bão lớn đã lấy đi ít nhất hai mạng người và làm mất điện hơn một triệu khách hàng từ bang Pennsylvania đến Georgia. Hàng trăm chuyến bay Mỹ bị hủy hoặc hoãn lại qua ngày hôm sau. Thứ Hai, 7 tây, đã có hơn 1.700 lần hủy bỏ chuyến bay và 8.800 lần phi cơ bị trì hoãn.

Rất ít khi ta đọc được những câu chuyện về quyền lực và sự bất lực của con người cùng một lúc. Chúng ta đã từng phát minh ra những phi thuyền có thể đưa con người lên không trung cao hơn ba mươi nghìn feet và đưa các phi hành gia lên mặt trăng và quay trở lại an toàn. Thế nhưng, những cơn bão mà ta không thể kiểm soát và thường không thể dự đoán có thể đánh bại công nghệ tinh vi nhất của con người. (Hôm thứ năm, ứng dụng thời tiết trên điện thoại thông minh của tôi báo rằng khả năng có mưa là 0%, vì vậy tôi đã đi bộ buổi sáng như thường lệ và bị mắc mưa.)

Những người biết tìm kiếm ở đâu đó trên bầu trời vào đêm 12 tây sẽ thấy trận mưa sao băng Perseid hàng năm trên bầu trời đêm, cùng với hành tinh Sao Thiên Vương (Uranus) và cái mà các nhà thiên văn học gọi là mặt trăng khuyết. Nhưng hãy cẩn thận—cái gì ở trên cao cũng có thể rơi xuống đất, như một phụ nữ ở Pháp rõ ràng bị thiên thạch va phải và có thể chứng thực. Và sóng xung kích do các thiên thạch lớn gây ra—hầu hết các nhà khoa học không thể dự đoán trước—có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều so với chính các thiên thạch.

Khi những cơn bão tố của cuộc đời tấn công, chúng ta có bốn lựa chọn về măt thuộc linh.

1. Những người tin có Đấng Tối Cao nói rằng Chúa đã tạo ra vũ trụ nhưng không còn liên quan gì đến nó nữa. Theo quan điểm của họ, Đấng Tạo Hóa giống như một người thợ đồng hồ tạo ra thế giới rồi mặc nó lên lớp áo và quan sát nó tuột giốc. Do đó, họ không ghi nhớ công ơn Chúa khi thời tiết tốt, đổ lỗi cho Ngài khi thiên tai xãy ra, hoặc kêu cầu sự giúp đỡ của Chúa khi gặp hoạn nạn. Họ đồng ý với nhà hiện sinh học Martin Heidegger rằng “can đảm là đối mặt với cuộc sống như nó vốn có”.
2. Kẻ hoài nghi đổ lỗi cho Chúa về thời tiết xấu và do đó từ chối tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài. Tôi đã biết nhiều người như vậy và hiểu lý luận của họ. Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh của bạn sai, thì tại sao bạn lại phải tin tưởng vào sự điều trị của họ?
3. Cơ đốc nhân tự lực cánh sinh chỉ hướng về Đức Chúa Trời khi giông tố ập đến, vì họ muốn tự mình điều khiển cuộc đời của mình hơn. “Chúa giúp những người tự giúp mình” là phương châm của họ, với sự nhấn mạnh vào ba từ cuối cùng.
4. Cơ đốc nhân chân chính tin cậy Đức Chúa Trời trong thời tiết tốt cũng như xấu, tin rằng Cha toàn tri, toàn năng, toàn tại của họ biết rõ nhất trong mọi hoàn cảnh.

Bạn đang ở đâu trong quan điểm này? Bạn biết câu trả lời “đúng” là số 4, nhưng nó có đúng với bạn không?

Một Cơ đốc nhân có thể là người theo chủ nghĩa tâm linh thực dụng, một người hiếm khi nhận biết quyền tể trị của Chúa Giê-xu trong cuộc sống hàng ngày. Ta có thể quá thất vọng về Đức Chúa Trời đến nỗi từ chối tin cậy Ngài là Đấng gánh chịu nỗi đau mà ta đổ lỗi cho Ngài. Hoặc chúng ta có thể đồng ý với nền văn hóa tự lực của mình và chỉ quay về với Chúa khi mọi phương cách khác đều thất bại.

Tại sao ta phải thuận phục Thánh Linh của Chúa từng mỗi giây phút trong ngày? Tại sao ta nên chọn sống theo Kinh thánh trong mọi hoàn cảnh ta đương đầu? Tại sao ta phải trả giá đắt để phụng sự Đức Chúa Trời và chia sẻ Ngài với nền văn hóa đối ngịch chúng ta?

Tại sao ta “phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng” Ngài? Đây là một sự thật đơn giản mà tôi muốn chúng ta suy ngẫm hôm nay: chúng ta kinh nghiệm quyền năng biến đổi của Đức Chúa Trời ở mức độ chúng ta tùy thuộc vào Ngài.

Nếu Đức Chúa Trời là một thực thể vật chất, thì ta có thể đo lường và trải nghiệm Ngài theo những cách thực dụng. Nếu Ngài là một thực thể giống như một định lý toán học, thì ta có thể lượng giá theo thực tế và mức độ phù hợp của Chúa theo những cách hợp lý. Nhưng Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng “Đức Chúa Trời là thần linh”, vì vậy điều hợp lý là “những ai thờ phượng Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng” (Giăng 4:24).

Nói cách khác, chúng ta sử dụng ống thử nghiệm cho hóa học và kính viễn vọng cho thiên văn học. Chúng ta cần các phương tiện liên quan để lượng giá sự thật liên quan.

Thực tế này không phải là cách duy nhất cho mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Như tôi đã lưu ý trong nhiều năm, mọi mối quan hệ đều đòi hỏi một cam kết vượt qua bằng chứng và trở nên tự minh chứng. Bạn không thể chứng minh rằng bạn nên nhận một công việc cho đến khi bạn nhận nó—bạn xem xét bằng chứng, nhưng sau đó bạn bước ra khỏi nó để bước vào một mối quan hệ chứng minh sự lựa chọn của bạn là đúng hay sai. Việc chọn trường, kết hôn, sinh con, v.v. cũng vậy.

Điều làm cho Đức Chúa Trời khác biệt là chúng ta chỉ có thể kinh nghiệm Ngài trọn vẹn bằng cách hoàn toàn tùy thuộc vào Ngài. Đức tin không thể mua được những gì chỉ có thể ban cho bởi ân điển, nhưng nó định vị chúng ta để nhận được điều tốt nhất của Đức Chúa Trời ban. Giống như một bác sĩ giải phẫu chỉ có thể giúp đỡ bệnh nhân khi họ nhận sự chăm sóc của bác sĩ; Vị Thầy Thuốc Vĩ Đại cũng chỉ có thể chữa lành cho những ai nhận sự chữa trị của Ngài và tin cậy vào tình yêu quan phòng của Chúa.

Wishful Thinking: A Seekers’ ABC từ lâu đã là một trong những cuốn sách tôi yêu thích do tiểu thuyết gia và nhà thần học Frederick Buechner sáng tác. Trong đó, ông viết rằng việc chứng minh sự tồn tại của Chúa là điều không thể “giống như việc Sherlock Holmes chứng minh sự tồn tại của Arthur Conan Doyle.” Hãy suy nghĩ về điều đó trong một chút.

Buechner tiếp tục: “Trong phân tích cuối cùng, bạn không thể chỉ huy mà chỉ có thể chỉ vào. Một Cơ đốc nhân là người chỉ vào Đấng Christ và nói, ‘Tôi không thể chứng minh điều gì, nhưng có điều gì đó về đôi mắt và giọng nói của Ngài. Có điều gì đó về cách Chúa cúi đầu, đôi tay. Cách Ngài vác thập giá của mình. Cách Chúa cõng tôi.”

Chúa Giê-xu có nói rằng Ngài đang cõng bạn hôm nay không? Nếu không, tai sao không?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

 

 

 

 

 

 

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

Ngày đăng: 08/13/2023