Vườn Ê đen mới

ĐỪNG SỜN LÒNG NẢN CHÍ – Jim Denison, PHD

Một mối đe dọa đang gia tăng đối với Hoa Kỳ và thương mại toàn cầu từ một nhóm mà có lẽ bạn ít nghe nói đến: hai tên lửa đã bắn trượt một tàu thương mại chở đầy nhiên liệu máy bay, ngày 12, từ lãnh thổ do phiến quân Houthi ở Yemen. Một tàu chiến Mỹ cũng bắn hạ một máy bay không người lái bị nghi ngờ của Houthi đang bay về hướng của nó. Điều này xảy ra sau khi một tên lửa do Houthis bắn trúng một tàu chở dầu mang cờ Na Uy ở Biển Đỏ ngày 12 tháng 12.

Các cuộc tấn công như vậy đã nhắm vào các tàu thương mại trong nhiều ngày. Các tàu Hải quân Hoa Kỳ đã bắn hạ một loạt máy bay không người lái đang tiến về phía họ được cho là do nhóm phiến quân phóng đi. Tháng trước, bọn chiến binh thánh chiến đã bắt giữ một tàu vận tải ở Biển Đỏ có liên quan đến Israel và vẫn đang giữ con tàu này.

Vậy người Houthis là ai? Chúng là mối đe dọa đến mức nào đối với Do Thái và Hoa Kỳ? Câu trả lời đang gây lo ngại cho khu vực và góp phần làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn cầu.

Yemen, quốc gia nghèo nhất trong khối Ả Rập, là quốc gia có 28 triệu dân ở cực nam bán đảo Ả Rập. Vào những năm 1990, phong trào Houthi nổi lên ở phía bắc đất nước nhằm phản ứng trước ảnh hưởng tôn giáo và tài chính ngày càng tăng của Saudi. Tên của họ bắt nguồn từ họ của người lãnh đạo ban đầu của phong trào, Hussein al-Houthi, qua đời năm 2004.

Nhóm Shiite, được Iran hậu thuẫn, đã chiến đấu chống lại chính phủ, đa số người Sunni, ở Yemen trong hai thập kỷ. Họ kiểm soát thủ đô Sanaa và phần lớn miền Tây đất nước. Họ đã phản đối cuộc tấn công của IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) sau ngày 7 tháng 10 vào Gaza bằng cách nhắm mục tiêu vào các tàu hướng tới Israel cũng như lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực.

Hãy tưởng tượng một tình huống trong đó lực lượng Houthi ở phía nam kết hợp với Hezbollah ở phía bắc, Thánh chiến Hồi giáo Palestine ở Bờ Tây và Hamas ở Gaza để tạo thành một cuộc tấn công bốn mặt trận chống lại Israel. Cả bốn đều là lực lượng ủy nhiệm của Iran, quốc gia từ lâu đã tìm cách tiêu diệt Israel. Trên thực tế, họ không thể đánh bại IDF, nhưng các cuộc tấn công liên tục của họ có thể khiến người Do Thái nản lòng và khiến họ phải từ bỏ đất nước của mình.

Trong tình huống như vậy, Hoa Kỳ có thể sẽ cần phải tăng cường hỗ trợ quân sự cho Israel. Đây là thời điểm Ukraine đang tìm kiếm sự hỗ trợ bổ sung cho cuộc chiến đang diễn ra với Nga. Nếu Trung Cộng xâm chiếm Đài Loan, Mỹ sẽ thấy mình ở phía bên kia của cuộc xung đột toàn cầu lần thứ ba.

Theo A. Wess Mitchell, cố vấn cấp cao của Viện Hòa bình Hoa Kỳ và là cựu phó ngoại trưởng phụ trách Châu Âu và Á-Âu, đây là tình huống xấu nhất đối với Hoa Kỳ. Ông viết trong Chính Sách Đối Ngoại rằng quân đội của chúng ta không được thiết kế để chiến đấu chống lại hai đối thủ lớn cùng một lúc, chứ đừng nói đến ba. Chúng ta sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh thế giới như “một quân đội Hoa Kỳ bị dàn trải mỏng cùng với các đồng minh không được trang bị đầy đủ, hầu hết không thể tự vệ trước các cường quốc công nghiệp lớn với quyết tâm, nguồn lực, và sự tàn nhẫn để duy trì một cuộc xung đột lâu dài.”

Mitchell tin rằng việc tiến hành một cuộc chiến toàn cầu như vậy “sẽ đòi hỏi đoàn kết dân tộc quy mô, huy động nguồn lực, và sẵn sàng hy sinh mà người Mỹ và các đồng minh của họ chưa từng thấy trong nhiều thế hệ.”

Lượng giá của Mitchell có đáng tin cậy không? Một cuộc thăm dò dư luận gần đây đã hỏi người Mỹ về những giá trị mà họ coi là “rất quan trọng”, những phản ứng trái ngược được đưa ra vào năm 1998 và ngày nay. Kết quả:
Lòng ái quốc: 70% so với 38% ngày nay
Tôn giáo: 62 % so với 39 % ngày nay
Sinh sản: 59% so với 30% hiện nay
Điều gì giải thích sự thay đổi căn bản này? Carl Trueman viết trong cuốn sách The Rise and Triumph of the Modern Self, “Cái tôi hiện đại là thứ mà tính xác thực đạt được bằng cách hành động theo bản năng phù hợp với cảm xúc bên trong.” Một thế giới quan như vậy dành trọng tâm cho cá nhân hơn là những cam kết về lòng yêu nước, tôn giáo, giới trẻ, hoặc cộng đồng. Trueman gọi đây là “một tình huống không có sự tương đồng về mặt lịch sử rõ ràng.”

Những suy nghĩ này càng làm cho chúng ta có lý do lớn hơn để quan tâm đến đất nước và tương lai của nó. “Cuộc khủng hoảng tuyệt vọng” nội tâm mà chúng ta đang phải đối mặt, cùng với những mối đe dọa bên ngoài lớn nhất mà chúng ta từng thấy trong nhiều thập niên, kết hợp lại khiến cho Tuần lễ Hòa bình Mùa Vọng này trở nên phù hợp hơn với xã hội và tâm hồn chúng ta.

Sự bình an mà chúng ta cần không tìm thấy trong thế gian này nhưng như câu nói nổi tiếng của Dietrich Bonhoeffer trong tác phẩm kinh điển của ông, Cái giá phải trả của việc làm môn đệ. Đây là lời tuyên bố của ông:
Sự thống khổ đầu tiên của Đấng Christ mà mọi tín nhân phải trải qua là từ bỏ những ràng buộc của thế gian này. Chính cái chết của con người cũ là kết quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-xu. Khi bắt đầu làm môn đệ, chúng ta phó thác chính mình cho Đấng Christ trong sự kết hợp với cái chết của Ngài—chúng ta phó sự sống mình cho cái chết. Vì vậy, nó bắt đầu: thập tự giá không phải là kết thúc khủng khiếp cho một cuộc sống phước hạnh và kính sợ Thiên Chúa, nhưng nó gặp chúng ta ngay từ lúc chúng ta bắt đầu hiệp thông với Chúa Kitô. Khi Đấng Christ kêu gọi một người, Ngài ra lệnh cho người ấy đến với Ngài, và từ bỏ chính mình.

Chúng ta được sinh ra để yêu Chúa và yêu nhau vô điều kiện, và hy sinh cho nhau (Ma-thi-ơ 22:37–39). Vì vậy, những người tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, hành động “theo cảm xúc bên trong của mình” đang gây chiến với Chúa, với người khác, và với chính mình.

Tuy nhiên, khi chúng ta phó thác cuộc sống, ước vọng, và thử thách của mình cho Hoàng tử Hòa bình, sự toàn tri của Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta, sự toàn năng của Ngài trao quyền cho chúng ta, và sự toàn tại của Ngài khích lệ chúng ta. Chúng ta có thể tin cậy lời hứa của Chúa Giê-su: “Ta để lại sự bình an cho các con. Sự bình an Ta ban cho các con chẳng giống như của thế gian cho.” (Gi. 14:27a). Và chúng ta có thể đáp lại lời mời gọi của Ngài: “Đừng sờn lòng nản chí và sợ hãi.” (c. 27b).

Hôm nay anh chị em có “nản chí” hay “sợ hãi” không?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

 

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

Ngày đăng: 12/23/2023