Vườn Ê đen mới

Hãy Yêu Như Chúa Đã Yêu – Dr. Jim Denison

Kể từ khi vụ kiện Roe vs Wade hợp pháp hóa việc phá thai, hơn 63 triệu thai nhi đã bị giết từ trong lòng mẹ ở Hoa Kỳ. Dân số này gấp bốn lần cộng lại của các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Chicago, và Houston.

Chưa hết, nhiều người Mỹ hơn bao giờ hết nghĩ rằng việc phá thai là hợp pháp trong mọi trường hợp. Hơn 2/3 cũng tin rằng việc phá thai này là hợp pháp trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Nếu anh chị em tin như tôi rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai, các bạn có thể tự hỏi: Tại sao có nhiều người lại sai lầm đến vậy trong vấn đề quan trọng này?

Không phải vì những người ủng hộ sự sống im hơi lặng tiếng, vô cảm trước vấn đề hệ trọng này.

Cuộc Tuần hành Quốc gia For Life diễn ra vào ngày thứ sáu, 19 tháng giêng tại Washington, DC. Tiếp theo là Chúa nhật Sanctity of Life, cả hai đều gần với ngày 22 tháng 1 năm 1973, khi Tòa án Tối cao ban hành phán quyết phát hiện ra “quyền” phá thai trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Không còn đổ lỗi vì Roe v. Wade nữa. Sau khi Tòa án Tối cao lật lại phán quyết khủng khiếp này vào năm 2022, trả lại vấn đề cho các bang giải quyết, tỷ lệ phá thai tăng tốc trên toàn quốc.

Khoa học rõ ràng hơn bao giờ hết. Như Jan Langman viết trong Tạp chí Medical Embryology, “Sự phát triển của con người bắt đầu từ quá trình thụ tinh”.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm vụ Roe kiện Wade, Ronald Reagan đã viết cuốn sách duy nhất từng được xuất bản bởi một tổng thống Mỹ đương nhiệm. Trong cuốn Abortion and the Conscience of a Nation, ông viết:
Câu hỏi thực sự ngày nay không phải là khi nào cuộc sống con người bắt đầu, mà là, Giá trị của cuộc sống con người là gì? Người phá thai lắp ráp lại tay và chân của một đứa trẻ để bảo đảm rằng tất cả các bộ phận của nó đã bị tách ra khỏi cơ thể người mẹ khó có thể cho rằng liệu đó có phải là một con người hay không. Câu hỏi thực sự dành cho kẻ giết người và cho tất cả chúng ta là liệu sự sống nhỏ bé của con người có được Chúa ban cho quyền được luật pháp bảo vệ hay không – quyền mà chúng ta có (Tổng thống nhấn mạnh).

Không phải vì khoa học không rõ ràng. Tòa án Tối cao tuyên bố trong phán quyết năm 1973:

Chúng ta không cần phải giải quyết câu hỏi khó khăn là khi nào cuộc sống bắt đầu. Khi những người được đào tạo về các ngành y học, triết học, và thần học tương ứng không thể đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào, thì cơ quan tư pháp, ở thời điểm này trong quá trình phát triển kiến thức của con người, không có tư cách để suy đoán câu trả lời.

Nhưng việc giải quyết “câu hỏi khó về thời điểm cuộc sống bắt đầu” chính là vấn đề. Nếu cuộc sống bắt đầu từ khi thụ thai, thì tuyên bố sáng lập quốc gia của chúng ta rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng” và được ban cho quyền “bất khả xâm phạm” về “sự sống” nên áp dụng rõ ràng cho thai nhi. Cũng như mọi biện pháp bảo vệ pháp lý hiện đang áp dụng cho trẻ sơ sinh kể từ thời điểm chúng được sinh ra.”

Vậy thì tại sao lại có nhiều người Mỹ ủng hộ việc giết thai nhi?
Một số người cho rằng việc phá thai phải hợp pháp như một giải pháp cho những phụ nữ là nạn nhân bị cưỡng hiếp hoặc loạn luân. Tuy nhiên, trong khi những tội ác như vậy khủng khiếp đến mức không thể diễn tả được thì chỉ có 1% phụ nữ chọn phá thai vì lý do này.

Những người khác cho rằng cần phải bảo vệ sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, chỉ có 3% số ca phá thai được chọn vì lý do này.

Trên thực tế, động cơ phá thai phổ biến nhất là:
* Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm (21%)
* Hiện không đủ khả năng nuôi con (21%)
* Lo ngại việc có con sẽ thay đổi cuộc sống bà mẹ (16%)
* Còn quá non nớt hoặc quá trẻ để có con (11%)
* Đã có đủ con hoặc tất cả những đứa con đều đã trưởng thành (8%).

Đây là vấn đề căn bản: hầu hết người Mỹ muốn có quyền quyết định điều gì là phù hợp với mình.

Đây là lý do chính khiến phần lớn đàn ông ở Mỹ muốn việc phá thai được hợp pháp trong mọi trường hợp: họ không muốn chính phủ can thiệp các quyết định của họ. Và họ muốn người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn của mình có quyền quyết định phá thai.

Cuộc tìm kiếm quyền tự chủ cá nhân này mở rộng sang các vấn đề đạo đức khác. Ví dụ, nó giúp giải thích sự ủng hộ LGBTQ của những người không phải là LGBTQ. Họ không chỉ coi đây là quyền công dân của người khác – họ còn muốn có quyền sống cuộc sống theo cách họ muốn.

Chúa nhìn nước Mỹ như thế nào?
Mục đích của tôi hôm nay không phải là gây ra cảm giác tội lỗi cho những người đã lựa chọn phá thai trong quá khứ. Cũng không phải là đưa ra những câu trả lời đơn giản cho một vấn đề gây chia rẽ và phức tạp như vậy.

Đúng hơn là để nêu quan điểm này:
Nền dân chủ của chúng ta chỉ có thể hoạt động hữu hiệu nếu nó được thực hành theo nguyên tắc đạo đức đồng thuận mà những người sáng lập nó tuân theo.

Như Benjamin Franklin lưu ý, “Chỉ người có đạo đức mới có khả năng (sống) tự do.”

Khi văn hóa Mỹ quyết định rằng mọi sự thật đều mang tính cá nhân và mọi đạo đức đều mang tính chủ quan, tương lai chung của chúng ta trở nên đen tối.
Nếu chúng ta không mở rộng công lý đến những người vô tội và dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta—những đứa trẻ sơ sinh của chúng ta—làm sao chúng ta có thể khẳng định mình đang sống trong một xã hội công bằng?

Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương con trẻ (Ma-thi-ơ 19:14), Đấng đã tạo nên chúng ta trong lòng mẹ (Thi Thiên 139:13–16; Giê-rê-mi 1:5), và cấm tước đoạt mạng sống vô tội (Châm ngôn 6:17), nhìn đất nước của chúng ta như thế nào?

Làm thế nào Chúa kêu gọi anh chị em yêu cuộc sống như Chúa đã yêu?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

Ngày đăng: 01/28/2024