Vườn Ê đen mới

Sử Dụng Tốt Nhất  – Dr. Jim Denison

 


Chúng ta hãy bắt đầu bằng một câu chuyện đang gây sốt trên các mặt báo ngày nay, sau đó tự hỏi tại sao nó lại được chú ý đến như vậy.

Hãy tưởng tượng bạn đang chèo trên một chiếc du thuyền dài 49 feet qua eo biển Gibraltar xinh đẹp và mang ý nghĩa lịch sử. Đột nhiên, bạn bắt đầu cảm thấy có lực tác động vào thân tàu và bánh lái. Nước bắt đầu thấm vào tàu. Sau khi bạn báo cho nhân viên cấp cứu, một tàu chở dầu gần đó sẽ cứu bạn và những người khác trên tàu. Du thuyền của bạn bị bỏ trôi và cuối cùng bị chìm. Đây có phải là sự thất bại về cấu trúc? Hay khủng bố?

Câu trả lời: Cá kình. Còn được gọi là cá voi sát thủ, loài săn mồi đỉnh cao có tính tập thể và cực kỳ thông minh này đã tấn công các tàu thuyền trong khu vực trong nhiều năm. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần bảy trăm tương tác như vậy kể từ năm 2020, mặc dù không ai chắc chắn về cách giải thích hành vi đó.

Bây giờ, tại sao một câu chuyện chỉ ảnh hưởng đến hai người ở bên kia địa cầu lại thu hút được sự quan tâm như vậy?
Từ lo sợ dịch cúm gia cầm có thể biến đổi để đe dọa con người, đến cháy rừng ở Canada hiện gây ra cảnh báo về chất lượng không khí trên khắp bốn tiểu bang của Hoa Kỳ, đến những dự đoán rằng mùa bão năm nay có thể phá kỷ lục, nên người ta rất quan tâm về những hiện tượng xãy ra trong thiên nhiên.

Mỗi câu chuyện trong số này đều phản ánh một nỗi sợ hãi sâu sắc: một thực tế không thể nói ra, thường trong tiềm thức báo rằng chúng ta là những sinh vật hữu hạn và yếu đuối sinh sống trên một hành tinh mà phần lớn thờ ơ với sự sống còn của chúng ta — nếu không muốn nói là hoàn toàn thù địch với nó.

Nhưng đây là tin tốt: Chúa muốn sử dụng nỗi ám ảnh bản năng này để dẫn chúng ta đến việc củng cố đức tin ở một mức độ cao hơn chúng ta từng trải qua trước đây.

Trong cuốn Hướng dẫn du lịch thời Trung cổ: Thế giới qua đôi mắt thời Trung cổ, giáo sư người Anh Anthony Bale giải thích rằng một du khách thời Trung cổ cần phải làm bốn điều:

1. Xin phép người phối ngẫu, tu sĩ, và người cai trị địa phương của họ để được đi du lịch.
2. Sắp xếp công việc theo thứ tự, kể cả để lại di sản và di chúc cuối cùng, vì họ không thể biết chắc chắn rằng mình còn có thể trở về nhà.
3. Thu xếp tài chính cho chuyến đi. Nhận một bản hướng dẫn du lịch bằng văn bản bao gồm hành trình đến các điểm đến chính, từ vựng hữu ích và những lời cầu nguyện cho khách du lịch.
Theo Thomas Hobbes, trong một thời đại mà cuộc sống “đơn độc, nghèo nàn, khó chịu, tàn bạo và ngắn ngủi”, thì sự chuẩn bị như vậy là điều cần thiết. Ngược lại, chúng ta đã chế ngự được nhiều bệnh tật hơn bao giờ hết và do đó sống lâu hơn bao giờ hết, tiến bộ được mệnh danh là “thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại.”
Do đó, chúng ta cần được nhắc nhở rằng chúng ta cũng không kém phần tử vong so với cách đây một nghìn năm hay một nghìn thiên niên kỷ. Khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã thuần hóa được thiên nhiên thì luôn có những con cá kình hoặc vi-rút xung quanh chúng ta để sửa sai.
4. “Đức tin chưa được thử thách thì không thể tin cậy được.” Hãy xem xét ba sự thật có thể biến nỗi sợ hãi và sự yếu đuối của chúng ta thành niềm tin vững mạnh.

1. Những khó khăn xãy ra cho chúng ta thấy chúng ta cần có Chúa nhiều hơn những gì chúng ta đang trải qua.
Lúc mới bắt đầu chức vụ, qua “cái giằm xóc vào thịt”, Phao-lô đã nghe Chúa phán: “Ân điển Ta đủ cho con rồi, vì sức mạnh của Ta được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2 Cô-rinh-tô 12:9). Sự mặc khải này đã tiếp thêm sức mạnh cho cộng tác toàn cầu của vị sứ đồ và các sách Tân Ước mà ông đã ghi chép lại.

Tương tự như vậy, việc Giô-sép trở thành nô lệ đã dạy cho ông sự khiêm nhường, giúp ông có thể giải thích những giấc mơ của Pha-ra-ôn, và nhờ đó cứu được dân tộc mình (Sáng thế ký 41:16). Châm ngôn 18:12 ghi chép rõ ràng: “Lòng người kiêu ngạo trước sự hủy diệt, nhưng sự khiêm nhường đi trước sự vinh hiển”. Không một tổn thương nào bị Chúa coi thường.

2. Thử thách mời gọi chúng ta tin cậy Chúa ở mức độ sâu sắc hơn bao giờ hết.
Lần đầu tiên trong Tin lành Mathiơ, các môn đệ xưng nhận Ngài là kurios “Chúa” là khi một cơn bão đe dọa mạng sống của họ và họ kêu lên: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con! Chúng con sắp chết chìm.” (Ma-thi-ơ 8:25).

Mục sư Adrian Rogers đã đúng: “Đức tin chưa được thử thách thì không đáng tin cậy.”
Tôi đang đi bộ bên cạnh một bờ hồ và nhận thấy một số cây mọc dọc theo hồ. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ: bờ càng dốc thì rễ càng phải chắc.

3. Khổ đau giúp chúng ta tôn vinh Đấng mà chúng ta trông cậy để nhận được ân sủng và được ban thêm năng lực của Ngài.
Oswald Chambers nhận xét rằng chúng ta “được cứu để biểu lộ sự sống của Con Đức Chúa Trời trong xác thịt hay chết của chúng ta, và chính những điều khó chịu khiến chúng ta chứng tỏ liệu chúng ta có đang biểu lộ sự sống của Ngài hay không.” Ông nói thêm: “Hoàn cảnh của chúng ta là phương tiện cho thấy Con Thiên Chúa hoàn hảo và thánh khiết lạ thường đến dường bao.”

Thật dễ dàng để tôn vinh Chúa trong những lúc thuận lợi, nhưng khi chúng ta tin cậy và phục vụ Ngài trong nghịch cảnh, người khác sẽ nhìn thấy tính thực tế và sự phù hợp của đức tin của chúng ta và được thu hút bởi Nguồn của đức tin đó.

Chúng ta có thể bỏ qua sự hữu hạn hay có thể tập trung vào sự yếu đuối của mình, hoặc chúng ta có thể biến những trở ngại của mình thành cơ hội để tin tưởng vào ân sủng cứu chuộc của Chúa và sống vì vinh quang vĩnh cửu của Ngài. Nhà lãnh đạo truyền giáo Oswald Sanders tuyên bố: “Cách sử dụng tốt nhất cuộc đời của một người là dành nó cho thứ gì đó sẽ tồn tại lâu hơn nó.”
Anh chị em sẽ “sử dụng tốt nhất” cuộc sống của mình ngày hôm nay chứ?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

 

Ngày đăng: 05/31/2024