Vườn Ê đen mới

TỐI TĂM TRỞ NÊN SÁNG LÁNG – Jim Denison, PHD

Những thông tin về nền kinh tế Hoa Kỳ tuần này tốt đến mức không ngờ: lạm phát đã giảm từ 9,1% vào mùa hè năm ngoái hiện nay xuống còn 3,2%. Đáp lại, chỉ số Dow đóng lại hôm thứ Tư ở mức cao nhất kể từ giữa tháng 8. Các nhà quan sát cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ không tăng lãi suất thêm nữa, mở cửa cho đầu tư mới. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Theo Forbes, các chiến lược gia tài chính phần lớn kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.

Vậy thì tại sao có quá nhiều người Mỹ không hài lòng với nước Mỹ?

Trong một cuộc thăm dò gần đây của thông tấn xả CNN, 72% cho biết mọi việc ở Mỹ đang trở nên tồi tệ. Trong một cuộc khảo sát của Gallup, chỉ có 19 % cho biết họ hài lòng với cách mọi thứ đang diễn ra ở đất nước chúng ta. Trong một cuộc thăm dò của ABC News/Ipsos, chỉ có 23% cho rằng đất nước đang đi đúng hướng.

Sự bất ổn về kinh tế là một yếu tố: đại dịch Covid 19 đã dạy chúng ta rằng mọi thứ dường như có thể thay đổi chỉ sau một đêm. Giá cả vẫn ở mức cao và nhiều nơi trên đất nước vẫn đang gặp khó khăn trong nền kinh tế hậu công nghiệp này. Tuy nhiên, như Jude Russo viết trên tuần báo American Conservative, “nỗi phiền muộn có thể còn sâu sắc hơn.”

Russo chỉ ra thực tế rằng sự liên kết với xã hội dân sự – hội thánh, hội đoàn, tổ chức từ thiện, câu lạc bộ, tỷ lệ kết hôn – đang ở mức thấp nhất trong mọi thời đại. Đa số người Mỹ không liên kết với bất cứ tôn giáo có tổ chức nào. Niềm tin vào các thể chế công cộng cũng giảm sút nhanh chóng – người Mỹ tin tưởng vào các tiểu thương và quân đội, còn những điều khác thì ít. Tỷ lệ tội phạm vẫn cao hơn nhiều so với thời kỳ tiền Covid.

Sau đó, Russo mỉa mai rút ra một bài học mà tôi rất ngạc nhiên khi đọc được trên một bản tin ngoài đời: “Dường như sự hưng thịnh của con người đòi hỏi nhiều thứ hơn là sự thịnh vượng vật chất.”

Ông nói thêm, “Trong trường hợp không có thứ gì đó giống như tôn giáo chân chính, không rõ còn có gì ngoài sự tích lũy.” Và ông kết luận, “Cho đến khi chúng ta tìm ra điều đó, thì tiến bộ kinh tế – thậm chí nếu có thể duy trì được một cách bền vững trong bối cảnh vốn xã hội đang chao đảo – vẫn là vấn đề quan trọng.”

Những quan sát của Russo rõ ràng là đúng với Kinh thánh. Phao-lô nhận xét: “Sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác” (1 Ti-mô-thê 6:10). Chúng ta có thể bỏ qua lời cảnh báo về tiền bạc của Phao-Lô vì sứ đồ không có khả năng là một người giàu có (2 Cô-rinh-tô 11:23–33). Tuy nhiên, Vua Sa-lô-môn lại là một vấn đề khác: thu nhập của vua được tính là vượt quá 1,1 tỷ đô la một năm, tuy nhiên vua nhận xét: “Người ham tiền bạc, bao nhiêu tiền bạc cũng không đủ, Người ham của cải, lợi nhuận mấy cũng chẳng vừa lòng.” (Truyền đạo 5:10a).

Kết luận của Russo cũng đúng với cuộc sống: cho dù có tích lũy được bao nhiêu của cải, chúng ta luôn có thể mất nó hôm nay hoặc kiếm được nhiều hơn vào ngày mai. Chúng ta không bao giờ có thể có đủ để đủ có.

Vậy tại sao có nhiều người không đồng ý rằng “sự hưng thịnh của con người đòi hỏi nhiều thứ hơn là sự thịnh vượng vật chất?” Tại sao họ không nhận thấy rằng vấn đề của họ là tinh thần cần hơn vật chất? Tại sao họ không đáp lại “sự đơn sơ mang hình ảnh Chúa” bằng cách quay về với Ngài?

Suy nghĩ của tôi hôm nay được ảnh hưởng qua bài giảng ở thế kỷ thứ hai. Bình luận về lời than thở của Chúa, “Danh Ta cứ tiếp tục bị phạm thượng suốt ngày”, (Ê-sai 52:5b) Russo nói: “Tại sao danh Chúa bị xúc phạm? Bởi vì chúng ta nói một đằng mà làm một nẻo. Khi họ nghe những lời của Đức Chúa Trời qua môi miệng chúng ta, những người chưa tin Chúa ngạc nhiên trước vẻ đẹp và quyền năng của lời Ngài, nhưng khi họ thấy những lời này không có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta, thì sự ngưỡng mộ của họ chuyển sang khinh miệt, và họ coi những lời đó là rổng tuếch vì lời nói không đi đôi với việc làm.
Chẳng hạn, khi chúng ta nói với họ rằng Chúa đã phán: “Con không có công gì nếu con yêu những người yêu con, nhưng chỉ khi con yêu kẻ thù và những kẻ ghét con.” Họ chắc hẳn hết sức khâm phục đức tính phi thường như vậy, nhưng khi nhận thấy chúng ta không những không yêu thương những người ghét mình mà ngay cả những người yêu quý chúng ta, họ cười nhạo chúng ta, và danh Chúa bị xúc phạm.”

Tôi đoán rằng vị mục sư từ mười chín thế kỷ trước đây cũng sẽ trả lời câu hỏi của tôi ngày nay theo cách tương tự: “Chúng ta nói một đằng và làm một nẻo”. Khi dân sự của Đức Chúa Trời làm những việc sằng bậy, những người hoài nghi có lý do khi nghi ngờ như vậy.

Điều này không đúng với các sứ điệp và các nhân viên khác. Nếu một bác sĩ có vấn đề về cờ bạc, việc hành nghề của ông vẫn có thể tiếp tục. Nếu CEO của một công ty xây dựng phạm tội ngoại tình, công ty của ông vẫn có thể tiếp tục xây những tòa nhà chọc trời.

Nhưng những người theo Chúa Cơ đốc cho rằng thông điệp của họ dẫn dắt mọi người trở thành một “tạo vật mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17). Chúng ta khẳng định rằng Đức Chúa Trời ban “tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” cho những ai sống theo Thánh Linh của Ngài (Ga-la-ti 5:22–23). Hậu quả của việc chúng ta “nói một đằng làm một nẻo”, mọi người sẽ không còn quan tâm đến những gì chúng ta nói.

Ngoài ra, tội nhân không muốn bị buộc tội mình là tội nhân, nên nếu họ có thể từ chối sứ giả, họ nghĩ rằng họ cũng có thể khước từ sứ điệp. Và Sa-tan biết rằng hắn không thể đánh bại lẽ thật, nên hắn tìm cách làm suy yếu những người theo lẽ thật, điều này khiến Cơ-đốc nhân rơi vào tầm ngắm đầy cám dỗ của hắn mỗi ngày.

Tất cả những điều này có nghĩa là nền văn hóa của chúng ta càng trở nên thế tục hóa bao nhiêu thì chúng ta càng phải nhờ cậy Thánh Linh Chúa bấy nhiêu. Chúng ta phải là sự biến đổi mà chúng ta mong muốn thấy, nhưng chúng ta không thể làm được điều này nếu không có Thánh Linh biến đổi của Đức Chúa Trời ở cùng.
Bạn có sẵn lòng phó thác đời sống của mình cho Thánh Linh của Chúa ngay bây giờ không? (Ê-phê-sô 5:18). Bạn có kêu cầu Chúa thể hiện “trái” Thánh Linh của Ngài một cách mạnh mẽ đến mức người khác nhìn thấy Đấng Christ trong bạn không?

Tóm lại, hôm nay anh chị em có cầu xin Chúa biến đổi tấm lòng đen tối của anh chị em thành của Ngài không?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

 

 

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

 

Ngày đăng: 11/24/2023