Vườn Ê đen mới

Trở Nên Nguy Hiểm – Dr. Denison

 

Ca sĩ kiêm nhạc sĩ quê hương huyền thoại Loretta Lynn đã qua đời vào thứ Tư ngày 05 ở tuổi chín mươi. Washington Post gọi bà là “người tiên phong cho các nữ nghệ sĩ quê hương khác” và lưu ý rằng bà là người phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng nghệ sĩ giải trí trong năm của Hiệp hội nhạc quê hương.

Đề cập đến cái chết lịch sử, người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs, đã qua đời vào ngày này năm 2011. Trong bài diễn văn khai giảng năm 2005 tại Đại học Stanford, ông đưa ra lời khuyên mà giờ đây trở nên nổi tiếng: “Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời người khác.” Ông nói thêm: “Đừng để ý kiến của người khác át đi tiếng nói trong tâm của mình. Và quan trọng nhất, hãy can đảm làm theo trái tim và trực giác của bạn. Bằng cách nào đó, chúng đã biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

Bằng cách làm theo trái tim và trực giác của mình, Jobs đã tái tạo ngành công nghiệp âm nhạc với iPod và iTunes (Apple Music hiện có hơn một trăm triệu bài hát), sáng tạo lại giao tiếp cá nhân với iPhone, thay đổi cách chúng ta sử dụng phương tiện truyền thông với iPad, giúp những người không rành về kỹ thuật có thể tiếp cận máy tính với Macintosh, thay đổi cách bán phần mềm và phần cứng, đồng thời xây dựng Apple từ con số không thành công ty giá trị nhất thế giới ngày nay với vốn thị trường 2,347 nghìn tỷ USA.

Tôi đã nghĩ về lòng dũng cảm của Steve Jobs và Loretta Lynn qua một bài báo của nhà bình luận truyền giáo văn hóa, Tiến sĩ Michael Brown với tiêu đề “Nếu bạn là một Cơ đốc nhân, bạn sẽ là bia hứng đạn.” Ông đưa ra những ví dụ cụ thể như:
“Nếu bạn lên tiếng bênh vực thai nhi,
“Nếu bạn duy trì hôn nhân và gia đình như sự chỉ dạy của Chúa,
“Nếu bạn tuyên bố duy chỉ có Chúa Giê-xu là Đấng cứu rỗi,
“Nếu bạn chống lại chủ trương của giới bê đê, lưỡng tính trong trường học,
“Nếu bạn rao giảng Lời Chúa với lòng khiêm cung, hạ mình, và không thỏa hiệp hoặc thay đổi lời Chúa, bạn sẽ là bia hứng đạn.” Ông trích dẫn lời khẳng định của Phao-lô: “Tất cả những người muốn sống đời đạo đức trong Chúa Cứu Thế Giê-xu đều sẽ chịu bức hại.” (2 Ti-mô-thê 3:12) và ông nói rằng, “Nếu chúng ta không bị bắt bớ, bị chống đối, hoặc bị tấn công ở mức độ nào đó vì nếp sống đạo và lời rao giảng trong Chúa Giê-xu, thì có điều gì đó không ổn.”

Chúa Giê-xu đã cảnh báo môn đệ: “Nếu thế gian ghét các con, thì hãy biết là họ đã từng ghét Ta trước rồi. (Giăng 15: 18). Chúa Giê-su đã cảnh báo những người theo Ngài: “Nhưng vì các con không thuộc thế gian và Ta đã tuyển chọn các con từ trong thế gian, nên thế gian hẳn sẽ ghét các con.” (19b).

Hôm nay chúng ta hãy lấy lòng can đảm để sử dụng cả hai việc trong sự phục vụ Chúa và nền văn hóa của chúng ta.

1. Xin Chúa cho lòng dũng cảm hy sinh. Thật không dễ dàng khi bị gièm pha vì tin những gì Cơ đốc nhân đã tin trong hai mươi thế kỷ qua, nhưng đây là điều chúng ta đang đối diện hôm nay. Không ai muốn bị coi là cố chấp và hẹp hòi.
Nhưng chúng ta có thể khẳng định sự thật rằng: “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng tinh thần hùng dũng, yêu thương và tự chủ.” (2 Ti-mô-thê 1: 7). Và chúng ta có thể cầu nguyện ngay bây giờ để có được sự can đảm mà chúng ta cần có ngày hôm nay.

2. Hãy chọn can đảm vì lợi ích của những người cần chân lý trong Kinh thánh. Phúc âm là “quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu rỗi mọi người tin,” (Rô-ma 1:16). Khi chia sẻ niềm tin, chúng ta không áp đặt niềm tin của mình lên người khác – hãy nhớ rằng chúng ta đang mang đến họ món quà lớn nhất mà họ cần nhận được. Ngược lại, nếu chúng ta thu mình lại trước sự chống đối của họ, chúng ta làm ô danh Chúa và làm hại chính những người mà chúng ta được kêu gọi để phục vụ.

Giáo Hoàng St. Gregory the Great (540–604 SCN) đã nhận xét: “Các mục sư thiếu tầm nhìn xa ngại nói một cách công khai điều gì là đúng vì họ sợ mất đi sự ưu ái của con người. [Họ] không phải là những mục sư nhiệt tâm bảo vệ đàn chiên của mình, đúng hơn họ giống như những người lính đánh thuê chạy trốn bằng cách ẩn náu trong im lặng khi lang sói xuất hiện.” Ông nói thêm, “Lời khuyến cáo là chìa khóa mở ra cánh cửa, bởi vì sự khuyến cáo tiết lộ tội lỗi mà bản thân kẻ bất lương thường không nhận ra.”
3. Hãy yêu thương mọi người. Trong 1 Giăng 4:20 đã cảnh báo chúng ta: “Nếu ai nói: Tôi yêu kính Đức Chúa Trời mà lại ghét anh chị em mình, thì người ấy là kẻ nói dối; Vì ai không yêu thương anh chị em mình là người thấy được, thì không thể yêu kính Đức Chúa Trời là Đấng không thấy được.” Chúng ta được kêu gọi đứng về lẽ thật trong Kinh thánh bởi vì chúng ta yêu những người mà chúng ta đang chia sẻ. Họ càng chối bỏ phúc âm, họ càng cần nó. Bệnh càng nặng, càng cần thầy thuốc giỏi.

Cornel West nhận xét: “Bạn không thể hướng dẫn mọi người nếu bạn không yêu thương họ. Bạn không thể cứu mọi người nếu bạn không phục vụ họ.” Như Erma Bombeck đã lưu ý, yêu thương con cái đến mức chúng không ưa chúng ta là “phần khó nhất”.

Hôm nay là ngày Yom Kippur, Ngày của Sự Chuộc Tội. Nó được coi là ngày thiêng liêng nhất trong năm của người Do Thái. Họ sẽ nhịn ăn và uống khi đối mặt với những việc làm sai trái của mình và tìm kiếm sự tha thứ.

Chúng ta có thể tham gia cùng họ bằng cách dành thời gian cho việc tìm hiểu nội tâm và xưng tội của chính mình với Chúa. Có những lĩnh vực nào trong cuộc sống mà bạn đang thỏa hiệp với các tiêu chuẩn của thế gian? Nơi nào bạn thiếu can đảm trong đức tin của mình? Bạn đang che giấu ánh sáng của mình ở đâu (Ma-thi-ơ 5:15) thay vì chiếu như ánh sáng trên thế gian bằng cách “nắm vững những lời ban sự sống” (Phi-líp 2: 15–16)?

Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho lòng can đảm về niềm tin của chúng ta. Và chúng ta hãy tin cậy rằng Chúa sẽ nhậm lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta chọn cách mạnh dạn đứng lên cho Chúa.

Nhà truyền giáo và người tử vì đạo Jim Elliot đã viết trong tiểu sử của mình, “Thế gian không thể ghét chúng ta, vì chúng ta quá giống họ. Ôi rằng Chúa sẽ khiến chúng ta trở nên nguy hiểm!”

Hôm nay anh chị em có trở nên nguy hiểm không?

Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm và Sống trước đây.
Đọc lại bài vở cũ:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm và Sống – 2008-2022

Ngày đăng: 10/11/2022