Vườn Ê đen mới

Người Được Chúa Yêu – Dr. Denison


Cựu Tổng thống Donald Trump đã có một cuộc phỏng vấn trực tiếp tối thứ Ba, 13-8, với Elon Musk trên kênh X. Mặc dù sự kiện này gặp phải nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, hơn một triệu người đã lắng nghe cuộc trò chuyện sâu rộng của họ về vấn đề nhập cư, lạm phát, giáo dục, và nỗ lực ám sát cựu Tổng Thống Trump. Cuộc phỏng vấn là một phần trong nỗ lực trị giá 160 triệu đô la của Musk nhằm giành được 800 nghìn cử tri ở các tiểu bang chiến trường cho ông Trump.

Giữa cơn sốt chính trị của thời đại chúng ta, đây là một cách tiếp cận khác: Omena, một thị trấn nhỏ ở phía bắc Michigan, vừa bầu một con ngựa làm thị trưởng. Đây là thông tin vì chức vụ này trước đây chỉ do chó nắm giữ, ngoại trừ một lần khi một con mèo thắng cử.

Một cư dân giải thích về văn hóa chính trị của họ: “Tất cả chính trị đều ngu ngốc. Nhưng ít nhất chúng tôi vẫn vui vẻ với nó và cuối cùng chúng tôi vẫn là bạn bè”.

Bất chấp tuyên bố từ chối trách nhiệm chính trị của Omena, nước Mỹ đã ra đời bằng một quá trình chính trị tuyệt vời đã tuyên bố nền độc lập và hình thành nên nền cộng hòa của chúng ta. Và nó gần như đã bị phá hủy bởi một quá trình chính trị lật đổ đã làm hỏng lý tưởng và đe dọa quốc gia của chúng ta.

Trong The Demon of Unrest: A Saga of Hubris, Heartbreak, and Heroism at the Dawn of the Civil War, nhà sử học nổi tiếng Erik Larson kể câu chuyện hấp dẫn về các sự kiện và con người dẫn đến cuộc xung đột đẫm máu nhất của quốc gia chúng ta. Tóm lại, miền Nam coi cuộc bầu cử năm 1860 của Abraham Lincoln là sự kết thúc của chế độ nô lệ và quyết tâm ly khai khỏi Liên bang để đáp trả. Ví dụ, Charlotte Mercury thúc giục rằng nếu ông Lincoln thắng cử, mọi tiểu bang có chế độ nô lệ nên ly khai ngay lập tức.

Ngày nay, chúng ta khó có thể hiểu được một số người ở miền Nam đã bảo vệ chế độ nô lệ một cách điên cuồng như thế nào. Quay trở lại thời kỳ đầu, một số người đã coi người châu Phi và người Mỹ bản địa (da đỏ) là những chủng tộc thấp kém về bản chất. Đối với những người sau, việc người châu Âu định cư trên đất của họ được coi là một bước tiến tới nền giáo dục và sự tiến bộ về văn hóa của họ. Đối với những người trước, nhiều người tuyên bố rằng họ sẽ tốt hơn nếu được người châu Âu và những người thực dân da trắng bắt làm nô lệ.

Ví dụ, James Clement Furman, một mục sư Baptist nổi tiếng và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Furman ở Greenville, Nam Carolina, đã viết một bài báo công khai vào ngày 22 tháng 11 năm 1860, trong đó tóm tắt nỗi sợ hãi lớn của người miền Nam nếu chế độ nô lệ bị bãi bỏ: “Khi đó, mọi người da đen ở South Carolina và mọi tiểu bang miền Nam khác sẽ trở thành chủ nhân của chính mình; thậm chí còn hơn thế nữa, sẽ ngang hàng với tất cả mọi người trong số các bạn.”

Larson trích dẫn báo Atlanta cũng đã cảnh báo tương tự trước nội chiến: “Chúng tôi coi mọi người đàn ông trong số chúng ta là kẻ thù của các thể chế miền Nam, những người không dũng khí tuyên bố rằng chế độ nô lệ ở châu Phi là một phước lành về mặt xã hội, đạo đức, và chính trị.”

Ngược lại, nhiều người ở miền Bắc coi việc bầu ông Lincoln thay vì những người bãi nô dữ dội hơn là một bước tiến tới sự ôn hòa và tránh xa nội chiến. Như Larson viết, “Ông ấy chưa bao giờ đe dọa sẽ bãi bỏ chế độ nô lệ hoặc giải phóng hàng triệu người đàn ông và phụ nữ nô lệ đang sinh sống tại các đồn điền ở miền Nam.”

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ ly khai ở miền Nam lại tuyên bố ngược lại. Kết quả là, ở một số ít tiểu bang miền Nam nơi tên ông được đưa vào lá phiếu, chỉ giành được ít phiếu bầu. Ở Virginia, ông chỉ nhận được hơn 1%; Kentucky, tiểu bang nơi ông sinh ra, chỉ giành được chưa đến 1%.

Tuy nhiên, ông Lincoln đã được bầu làm tổng thống thứ mười sáu của chúng ta và sớm bắt đầu đến Washington, DC để nhậm chức. Trên đường đi, ông dừng lại ở Philadelphia, nơi Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta được ký kết. Tại đó, ông xác định lời hứa rằng “tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng” (ông nhấn mạnh) là “tình cảm thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập”. Theo ông Lincoln, tình cảm này “không chỉ mang lại tự do cho người dân đất nước này mà còn mang lại hy vọng cho thế giới trong tương lai.”

Chưa đầy sáu tuần sau lễ nhậm chức của tổng thống Lincoln, quân đội Liên minh miền Nam đã nổ súng vào Pháo đài Sumter ở Charleston, Nam Carolina và nội chiến bùng nổ.

Tuyên bố rằng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng” thực sự mang lại “hy vọng cho thế giới trong tương lai”. Nó gióng lên hồi chuông báo tử cho chủ nghĩa cộng sản, chế độ quân chủ, chế độ chuyên quyền, chế độ thần quyền, và mọi hình thức áp bức chính trị khác. Nhưng các thế lực tiềm ẩn đe dọa nó trong quá trình chuẩn bị cho nội chiến vẫn còn tồn tại.

Những gì Nietzsche gọi là “ý chí quyền lực” vẫn là động lực cơ bản của nhân loại sa ngã. Chúng ta muốn trở thành chúa của chính mình (Sáng thế ký 3:5) bằng cách khẳng định sự vượt trội và quyền lực của mình đối với người khác dựa trên chủng tộc, giới tính, địa vị kinh tế hoặc vô số các yếu tố khác.

Ý chí này không mất đi khi chúng ta đặt niềm tin vào Đấng Christ. Ngược lại, chúng ta phải lựa chọn phục tùng Đức Thánh Linh mỗi ngày (Ê-phê-sô 5:18). Nếu không, đó là vì chúng ta vẫn muốn trở thành thần của chính mình, sử dụng Chúa và người khác như một phương tiện để đạt được mục đích của mình.

Đây là cách tiến về phía trước: “Anh chị em yêu dấu, tôi xin anh chị em là khách lạ và kẻ lưu lạc trong trần gian, chớ để cho xác thịt lôi cuốn vì nó chống nghịch với linh hồn anh chị em.” (1 Phi-e-rơ 2:11).

Chúng ta hãy thực hiện các bước sau đây ngay hôm nay:
Hãy tuyên bố rằng chúng ta là người được Chúa yêu, được Cha chúng ta yêu thương vô điều kiện. Chúng ta được tự do phục vụ người khác bất kể họ có phục vụ chúng ta hay không vì giá trị cá nhân của chúng ta được Chúa chúng ta bảo đảm.

Sống như là khách lạ và kẻ lữ hành, đi qua thế giới tạm này trên con đường đến quê hương vĩnh cửu của chúng ta. Sử dụng các phương tiện tạm thời để phục vụ những linh hồn vĩnh cửu.

Hãy chọn “chớ để cho xác thịt lôi cuốn” bằng cách nhớ rằng chúng “chống nghịch với linh hồn anh chị em” và luôn khiến chúng ta phải trả giá đắt hơn những gì chúng bỏ ra.

Khi thực hiện những bước này trong nếp sống của mình, chúng ta đánh bại ý chí quyền lực và chỉ ra con đường đến với một nền chính trị chung, cộng đồng, và đoàn kết.

Có một mệnh lệnh lớn hơn trong nền văn hóa băng họai của chúng ta ngày nay không?

Lược dịch:
Nguyễn Thị Bảo Hạnh

Ngày đăng: 08/18/2024