Vườn Ê đen mới
Dưỡng Dục Con Cái Nỗi Loạn Trong Tình Yêu Thương – MS Ngô Việt Tân
Dưỡng Dục Con Cái Nỗi Loạn Trong Tình Yêu Thương
Parenting Rebellious Children in Love
Lu-ca 15:11-32
Câu chuyện thường được gọi là “câu chuyện về đứa con hoang đàng – the prodigal son” thực sự là hình ảnh về cách Chúa thể hiện sự thánh khiết, lòng nhân từ và ân điển của Ngài đối với con cái Ngài. Mỗi người con trong câu chuyện này đều nổi loạn theo cách riêng của mình. Qua câu chuyện này, chúng ta có thể học được về cách nuôi dạy con cái từ câu chuyện qua lòng nhân từ và ân điển của Chúa.
1. Khi con cái chúng ta nổi loại (When our children rebel).
A) Khi con cái chạy theo chủ nghĩa vật chất.
“Ngài tiếp: “Một người kia có hai con trai. 12 Đứa em thưa với cha: “Cha ơi, xin cha cho con phần tài sản của con. Người Cha chia gia tài cho các con. 13 Chẳng bao lâu, đứa em thu hết tài sản, lên đường đi đến một nơi xa, ở đó ăn chơi trác táng, tiêu sạch gia tài mình” (Lu-ca 15:11-13).
B) Khi con cái muốn đi theo đường lối của riêng mình.
“Chẳng bao lâu, đứa em thu hết tài sản, lên đường đi đến một nơi xa, ở đó ăn chơi trác táng, tiêu sạch gia tài mình” (Lu-ca 15:11-13).
“Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. 14 Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:13-14).
“Có một con đường dường như chính đáng cho loài người, Nhưng cuối cùng là con đường sự chết” (Châm ngôn 14:12).
2. Khi con cái chúng ta hối hận (When our children regret).
A) Khi con cái nhận thức sự nghèo khổ khi rời khỏi nhà của cha.
“Khi nó đã tiêu hết tiền, cả xứ ấy bị nạn đói trầm trọng, nên nó bắt đầu túng ngặt. 15 Nó đi làm thuê cho một người dân bản xứ, và được sai ra đồng chăn lợn. 16 Nó mơ ước được ăn vỏ đậu lợn ăn để lấp đầy bụng, nhưng chẳng ai cho” (Lu-ca 15:14-16).
Nhận biết về sự nghèo khổ của mình.
“Phước cho người nghèo khổ trong tâm linh, vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ” (Ma-thi-ơ 5:3).
“Ta biết các công việc con; con không lạnh cũng không nóng; Ta ước gì con nóng hoặc lạnh hẳn thì hơn. 16 Vì con hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sắp nhổ con ra khỏi miệng Ta. 17 Vì con nói: “Ta giàu, ta đã làm nên giàu có, không cần chi nữa, nhưng con không biết mình cùng khốn, đáng thương, nghèo khổ, đui mù và lõa lồ” (Khải huyền 3:15-17).
B) Khi con cái nhận thức sự sung mãn và hạnh phúc khi ở gia đình.
“Nó tỉnh ngộ, tự nhủ: “Bao nhiêu kẻ làm thuê của cha ta đều có bánh ăn dư dật, mà nơi đây ta lại đang chết đói” (Lu-ca 15:17).
“Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt; còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn” (Giăng 10:10).
3. Khi con cái chúng ta trở về (When our children retrun).
A) Khi con cái trở về với thái độ ăn năn về lỗi lầm của mình.
“Ta sẽ đứng dậy đi về với cha ta và thưa: “Cha ơi, con đã phạm tội với Trời và với cha, 19 không đáng gọi là con của cha nữa. Xin cha coi con như là một người làm thuê của cha. 20 “Rồi nó đứng dậy, trở về với cha mình. Nhưng khi nó còn ở đàng xa, người cha thấy nó thì động lòng thương xót, liền chạy ra ôm cổ nó mà hôn. 21 Người con thưa: “Cha ơi, con đã phạm tội với Trời và với cha, không đáng gọi là con của cha nữa. 22 Nhưng cha nó bảo các đầy tớ: “Hãy mau mau đem áo dài đẹp nhất mặc cho cậu, đeo nhẫn vào tay, mang dép vào chân. 23 Cũng hãy bắt con bò tơ mập làm thịt để ăn mừng, 24 vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà tìm lại được. Vậy họ bắt đầu ăn mừng” (Lu-ca 15:18-24).
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin nhận Đấng ấy sẽ không bị hư mất nhưng được sự sống vĩnh phúc” (Giăng 3:16).
B) Hành động của người cha tiếp đón con trở về.
“Nhưng cha nó bảo các đầy tớ: “Hãy mau mau đem áo dài đẹp nhất mặc cho cậu, đeo nhẫn vào tay, mang dép vào chân. 23 Cũng hãy bắt con bò tơ mập làm thịt để ăn mừng,” (Lu-ca 15:22-23).
C) Niềm vui của người cha khi biết con mình trở về.
“24 vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà tìm lại được. Vậy họ bắt đầu ăn mừng” (Lu-ca 15:24).
“Cũng thế, thiên đàng sẽ vui mừng về một tội nhân ăn năn hơn là chín mươi chín người công chính không cần ăn năn” (Lu-ca 15:7).
“Ta bảo các ông: “Cũng thế, các thiên sứ trước mặt Đức Chúa Trời sẽ vui mừng vì một tội nhân ăn năn” (Lu-ca 15:10).
Tình yêu AGAPE của Đức Chúa Trời
1) Tình yêu Agape của Đức Chúa Trời là sự chấp nhận không điều kiện (unconditional acceptance) cho những người xưng tội và ăn năn tội lỗi của họ (2 Cô-rinh-tô 3:17; 2 Sử ký 7:14; Lê-vi 26; Lu-ca 13:3; 1 Giăng 1:8-10).
2) Tình yêu Agape của Đức Chúa Trời là sự tha thứ không điêù kiện – unconditional forgiveness (Lu-ca 5:20-24; Lu-ca 7:49).
3) Tình yêu Agape của Đức Chúa Trời là sự hi sinh không điêù kiện – unconditional sacrifice (Ê-phê-sô 5:2; Giăng 15:13-14; Giăng 3:16; 1 Giăng 4:9-11).
4) Tình yêu Agape của Đức Chúa Trời là sự ban cho không điêù kiện – unconditional giving (Châm ngôn 11:24-25; Châm ngôn 22:9; Công vụ 20:32-35; 1 Cô-rinh-tô 9:6-8; 1 Ti-mô-thê 6:17-19).
5) Tình yêu Agape của Đức Chúa Trời là ân điển kỳ diệu dành cho tội nhân quay về định hướng ăn năn tội lỗi, tôn thờ Chúa, phụng vụ Ngài cách hết lòng và trung tín cho đến trọn đời (I-sa 54:10; Giô-ên 2;13; Rô-ma 5:8; Thánh thi 103:11-12).
YOUTUBE: MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN CHANNEL