Vườn Ê đen mới
TRÁI ĐẤT KHÔNG CÓ MẶT TRỜI LÀ CUỘC PHIÊU LƯU XUYÊN VŨ TRỤ – Kim Hân
MẶT TRỜI LÀ GÌ?
Chúng ta phụ thuộc vào mặt trời mỗi ngày để tạo ra năng lượng giúp cho sự sống trên trái đất. Các nhà khoa học cho biết khối lượng mặt trời gấp một triệu lần trái đất, lực hấp dẫn của nó gấp một triệu lần. Mặt trời là một vì sao trong vũ trụ, 80% khí hydro, 20% khí heli. Mặt trời được đốt sáng bởi các hạt nhân nguyên tử giữa các electron va proton từ cốt lõi. Trong một giây, mặt trời nung chảy khoảng 620 triệu tấn hydro trong lõi. Điều này có nghĩa trong một giây, mặt trời tạo ra năng lượng đủ cung cấp cho thành phố NewYork trong khoảng 100 năm.
Chìa khóa cung cấp năng lượng
Chìa khóa cho khả năng cung cấp năng lượng của mặt trời là sự cân bằng tinh tế giữa trọng lực và điện từ. Lực hấp dẫn làm cong không gian và kéo tất cả các vật có khối lượng lại với nhau. Khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn. Hiện tại, lực hấp dẫn đang kéo chúng ta về phía trung tâm của trái đất, nhưng chúng ta đang được giữ cố định bởi sức mạnh của vỏ trái đất và bất kỳ tầng hoặc vật thể nào có bên dưới.
Những tia gamma nguy hiểm
Mặt trời tạo ra các nguyên tử heli giải phóng các photon tia gamma năng lượng cao. Nếu những tia gamma đó đến trái đất, chúng ta sẽ tiêu diệt. Nhưng phần lớn chúng đều bị biến đổi trước khi rời khỏi bề mặt mặt trời. Trên đường từ lõi đến bề mặt, chúng bật ra các proton và các electron làm nóng khí hydro ở phần ngoài của mặt trời. Sự đốt nóng đó làm tăng áp suất đủ để thắng lực kéo của trọng lực.
Sự dội lại của các tia gamma làm chúng chậm lại đến mức phải mất hàng trăm nghìn năm để chúng có thể chạm tới bề mặt mặt trời. Nếu chúng có thể di chuyển theo đường thẳng, chỉ mất vài giây, nhưng chúng sẽ xuất hiện như những tia gamma tới trái đất trong 8 phút, hủy diệt toàn bộ. Vào thời điểm các photon tia gamma đến được bề mặt mặt trời, năng lượng của chúng bị giảm xuống thành các proton quang học mang lại sự sống. Vẫn còn một số tia nguy hiểm đến trái đất, nhưng bầu khí quyển của chúng ta sẽ giải quyết hầu hết những tia này.
Đôi mắt con người chỉ có thể thấy ánh sáng và nắng, không thể nhìn thẳng trực tiếp vào mặt trời, nó nguy hiểm đến nỗi làm hỏng đôi mắt của chúng ta. Như là sự vinh quang của Đức Chúa Trời. Môi-se lãnh tụ dân I-sơ-ra-ên, từng xin Chúa cho ông thấy vinh hiển của Chúa. Chúa bảo ông chỉ ‘thấy phía sau Chúa nhưng thấy mặt Chúa chẳng được’ (Xuất 33:23)
Mặt trời có dừng lại không?
Mặt trời ra từ phương trời nầy, Chạy vòng giáp đến phương trời kia; Chẳng chi tránh khỏi hơi nóng mặt trời được’ (Thi thiên 19:6). Được Chúa dựng nên một khối lượng vĩ đại, sức nóng mãnh liệt, đi qua đi lại từ đông sang tây theo thì giờ nhất định, ngày này sang ngày kia, năm này sang năm nọ… không hao hụt nhiên liệu, không nhỏ đi, không sáng ít hơn, mùa đông hay mùa hè, ngày dài đêm ngắn…. là do sự di chuyển của mặt trời chứ không phải mặt trời thiếu ánh sáng. Có 81 lần Kinh thánh nói về ánh sáng, mặt trời mọc, mặt trời lặn, ngay cả ‘mặt trời dừng lại giữa trời và không vội lặn ước một ngày trọn’ (Giô-suê 10:13) giữa cuộc chiến I-sơ-ra-ên và Ga-ba-ôn cùng các miền phía nam Giô-đanh.
Khối cầu lửa lơ lửng trên không. Đường đi của mặt trời có vận tốc ổn định, trật tự và bão hòa. Mặt trời là quyền năng Chúa. Mặt trời đã được dựng nên siêu nhiên, nghiên cứu của khoa học rất phù hợp Kinh thánh, làm dữ liệu cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách hoạt động của mặt trời, đồng thời bày tỏ quyền năng siêu việt của Đức Chúa Trời.
Gióp luận cùng những người bạn về công việc của Đức Chúa Trời một cách khoa học ai đã định vị trí của mặt trời như sau ‘Từ khi ngươi sinh, ngươi há có sai khiến buổi sáng, và phân định chỗ cho hừng đông, để nó chiếu sáng bốn bề trên trái đất…’ (Gióp 38:12,13a). Nhà thiên văn học Maria Mitchell nói rằng ‘Các cuộc điều tra khoa học, được đẩy đi liên tục, sẽ tiết lộ những cách thức mới mà Chúa hoạt động và mang lại cho chúng ta những tiết lộ sâu hơn về những điều hoàn toàn chưa được biết đến’. Vẽ đẹp của khoa học là trải nghiệm những bí ẩn.
Mặt trời có chiếu sáng các hành tinh khác không?
Trên các hành tinh bên trong sao Thủy và sao Kim, nước tồn tại ở dạng hơi nước; trên sao Hỏa và các hành tinh ngoài nó nước đều ở dạng băng. Các phi hành gia đặt chân đến đó luôn có y phục bảo hộ cả bình khí oxygen, nếu không họ sẽ chết. Điều này sáng tỏ mục đích của Đức Chúa Trời khi dựng nên mặt trời ‘Đức Chúa Trời đặt các vì đó (mặt trời) trong khoảng không trên trời đặng soi sáng đất’ (Sáng thế ký 1:17)
Mặt trời tỏa sáng trái đất không có ở các hành tinh khác. Các cuộc điều tra nghiên cứu khoa học hàng thế kỷ cũng chưa có xác quyết nào đưa con người vào vì không đủ các yếu tố sự sống không có ánh sáng mặt trời. Điều này chứng minh lòng tốt của Chúa đối với con người. ‘Mặt trời đặng cai trị ban ngày, vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời’ (Thi thiên 19:6). Tạo dựng mặt trời cho mục đích chiếu sáng trái đất mang năng lượng cho trái đất để trái đất sinh sôi nảy nở duy trì sự sống thụ hưởng sự sống phát sinh sự sống. Thiên nhiên và con người phụ thuộc vào mặt trời quyền tối cao của Thương Đế. Thật diễm phúc cho con người. Trái đất – Con người thật sự là trái tim nhịp đập của Đức Chúa Trời.
TRÁI ĐẤT SỐNG THẾ NÀO?
Năng lượng và khí hậu
Trái đất chỉ cách mặt trời một khoảng vừa phải nên nước ở thể lỏng. Năng lượng do mặt trời cung cấp cho hành tinh của chúng ta vừa đủ để chu trình thủy văn hoạt động, với nước và hơi nước thay đổi qua lại, và một số lượng nhỏ dạng băng (2% tổng lượng nước) thu thập gần các cực. Như vậy, khí hậu giữa lạnh và ấm, khô và ẩm ướt vừa phải. ‘Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái; lạnh và nóng, mùa hạ cùng mùa đông; ngày và đêm, chẳng bao giờ tuyệt được’. (Sáng thế ký 8:22).
Thủy văn hoạt động
Thủy văn hoạt dộng tạo ra nhiệt lượng phát điện phục vụ cuộc sống con người. Hầu hết các nhà máy thủy điện lớn tạo ra điện bằng cách trữ nước trong các hồ chứa rộng lớn phía sau các con đập. Nước từ các hồ chứa chảy qua tua-bin để tạo ra điện. Năng lượng thủy điện cũng có thể được sản xuất bởi các nhà máy trên sông hầu hết các con sông đã được phát triển. ‘Người ngăn nước sông để chẳng rịnh ra; đem ra sáng điều chi ẩn bí’ (Gióp28:11). Phát minh ra nguồn điện là một trong những cách Đức Chúa Trời ban phước cho loài người.
Quang hợp tạo ra chuỗi thức ăn
Mặt trời cung cấp cho động vật ánh sáng. Năng lượng để thực vật tạo ra thức ăn qua quá trình quang hợp. Thực vật là cơ sở của bất kỳ chuỗi thức ăn nào. Thực vật được gọi là nhà sản xuất vì chúng tạo ra thức ăn chỉ từ ánh sáng mặt trời và các khoáng chất vô cơ, cần thiết để hỗ trợ sự sống. Tại đây là lòng tốt của Đức Chúa Trời ‘Chúa thăm viếng đất và tưới ướt nó làm cho nó giàu có nhiều, suối Đức Chúa Trời đầy nước khi Chúa chế đất, thì sắm sửa ngũ cốc cho loài người,…. đồng cỏ đều đầy dẫy chiên, các trũng bao phủ bằng ngũ cốc’ (Thi thiên 65:9,13).
Các nhiên liệu đốt
Năng lượng từ mặt trời được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau trên trái đất, không chỉ trong thực phẩm. Ánh sáng mặt trời là cần thiết để tạo ra các hydrocacbon như than đá là thực vật hóa thạch, dầu mỏ là động vật phù du và tảo đã hóa thạch. Không những người cổ đại ngay cả người hiện đại ở các vùng Bắc cực Châu Âu, Nhật Bản, Đông Bắc Hoa Kì, Úc Châu… cũng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mỡ động vật, gỗ tạo ra bởi ánh sáng mặt trời để nấu thức ăn và sưởi ấm ngôi nhà.
Xã hội hiện đại sẽ không hoạt động tốt nếu không có hydrocacbon dầu mỏ, khí đốt chu cấp nhiên liệu động cơ máy móc các khu công nghiệp hóa, cả phương tiện đi lại xe cộ, tàu thủy, máy bay… Mặt trời rất quý giá cho sự tồn tại trái đất trong đó là con người và vô số sinh vật khác.
Ngày nào cũng vậy, mở mắt ra thấy mặt trời, thấy thiên nhiên, thấy người qua lại, thấy mọi thứ đều hoạt động, thấy mình còn sống, tôi lấy làm biết ơn Đức Chúa Trời, diễm phúc cho tôi thấy những gì tôi chưa biết và cần biết. Theo Kinh thánh, Đức Chúa Trời dựng mặt trời vào ngày thứ tư. Thực vật động vật vào ngày thứ năm. Con người vào ngày thứ sáu. Đó là định luật sự sống mà Đức Chúa Trời thiết lập. Các nhà khoa học đi sâu vào những nghiên cứu chứng minh đó là định luật không thể thay đổi vì không ai có thể làm khác hơn Đức Chúa Trời. Nhưng con người không thờ phượng Cội Nguồn ban sự sống là Đức Chúa Trời, mà xem mặt trời là một vị thần, dựng nên thần mặt trời rồi thờ lạy. Điều này phi lý phản khoa học phi đạo đức.
Đức Chúa Trời cao cả, mang ánh sáng cho con người, sự sống cho con người, nay tôi còn sống nhờ ơn Chúa. Cho tôi mắt thuộc thể để thấy mọi vật, cho tôi con mắt thứ ba thấy cái bí ẩn mầu nhiệm. Tôi yêu mến Thiên Chúa của khoa học giúp sự thông sáng con người hiểu biết Đức Chúa Trời. Hiểu biết của chúng ta không làm cho Đức Chúa Trời vĩ đại hơn, vì chính Ngài đã rất vĩ đại. Tôi thấy mình nhỏ bé trước sự vĩ đại ấy. Tôi phải quỳ xuống tạ ơn Thiên Chúa những gì tôi biết là hạt cát, những gì tôi chưa biết là cả một đại dương.
TRÁI ĐẤT PHIÊU LƯU XUYÊN VŨ TRỤ KHI MẶT TRỜI BIẾN MẤT PHẢI KHÔNG?
Tám phút đầu tiên
Ánh sáng mất khoảng tám phút để đến trái đất từ mặt trời. Nếu mặt trời biến mất, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nó trên bầu trời thêm tám phút nữa, tất cả địa ngục sẽ vỡ ra. Nhưng còn trọng lực thì sao? Mặt trời là điểm neo của hệ mặt trời khối lượng gấp một triệu lần trái đất tạo ra một lực kéo lớn giữ các hành tinh trong quỹ đạo của chúng. Nếu tất cả lực hấp dẫn đó biến mất, chúng ta vẫn sẽ mất tám phút để cảm nhận được nó. Theo thuyết tương đối của Einstein, lực hấp dẫn di chuyển cùng tốc độc với ánh sáng.
Một tuần sau đó
Trong vòng vài ngày, nhiệt độ bắt đầu giảm xuống 0 độ C, sau tuần đầu tiên xuống -238 độ C và bất kỳ con người nào còn lại trên bề mặt hành tinh sẽ chết ngay sau đó. Trong vòng hai tháng, bề mặt đại dương sẽ đóng băng, mất một nghìn năm để biển đóng băng thành thể rắn. Trái đất biến thành nơi băng giá. Bầu khí quyển sẽ sụp đổ, bức xạ sẽ xâm nhập và trái đất sẽ là một vùng đất hoang không thể sinh sống trôi dạt vô định trong không gian.
Một chổ trú ẩn
Trước khi 100 năm xảy ra chỉ có bề mặt đóng băng, để lại một đại dương lỏng bên dưới. Theo nhà khoa học Stevens, nếu bất kỳ con người nào sống sót sau sự biến đổi khắc nghiệt này, thì nơi ẩn náu duy nhất của họ là gần các lỗ thông hơi địa nhiệt dưới đáy đại dương. Những lỗ thông hơi này phát ra nhiệt bốc lên từ tâm trái đất. Cách sống này tối tăm và cô đơn một cách khốn khổ, liệu con người có thể tồn tại trong những điều kiện này không.
Trái đất trôi dạt trong vũ trụ.
Nếu mặt trời biến mất, lực hấp dẫn của nó sẽ không còn, nhưng tốc độ của trái đất sẽ không đổi. Hãy hình dung bạn đang buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây rồi vung sợi dây đó theo vòng tròn trên đầu. Sau đó, bạn buông sợi dây ra. Tảng đá bay theo đường thẳng ra xa bạn, giống như cách trái đất bay theo đường thẳng ra khỏi điểm trung tâm trong không gian từ phía mặt trời.
Miễn là trái đất không va chạm với bất kỳ hành tinh, tiểu hành tinh hoặc sao chổi nào khác, nó sẽ chỉ mất khoảng 377.000.000 giờ (43.000 năm) để nó đi qua 4,3 năm ánh sáng, khoảng cách đến ngôi sao gần nhất Alpha Centauri. Và sau 1 tỷ năm, trái đất sẽ đi được 100.000 năm ánh sáng, hoặc bằng chiều dài của toàn bộ Dải Ngân hà. Ai có thể nói rằng hành tinh nhỏ bé của chúng ta sẽ không bị một ngôi sao khác hoặc là một lỗ đen nhặt lên và kéo vào quỹ đạo? Dải Ngân hà khoảng 100 tỷ ngôi sao và một tỷ lỗ đen. Dù kết quả ra sao, tương lai của trái đất sau khi không có mặt trời sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị xuyên vũ trụ.
Kinh thánh bảo trong tương lai không biết ngày nào, mặt trời sẽ tối tăm chẳng chiếu sáng nữa. Ngày Chúa trở lại, trái đất sụp đổ, điạ ngục vỡ ra, mặt trời biến mất. ‘Trong mấy ngày mặt trời chẳng có, ngôi sao cũng không, mà bão thì vẫn thổi ào ào luôn, đến nỗi chúng ta chẳng còn trông cậy được cứu nữa’ (Công vụ 27:20). Ngày khủng khiếp không ai có thể sống sót trong sự quang lâm của Thượng Đế. Vậy nên quay đầu là bờ giờ là dịp tiện. Ngay cả những người con dân của Chúa cũng rất sợ hãi chuẩn bị linh hồn mình trước khi ngày đó xảy ra.
KIM HÂN