Vườn Ê đen mới

BIẾT CHÚA- BIẾT MÌNH – Dr. Jim Denison

 

Lệnh khám xét nhà của cựu Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago ở Florida có thể được khui phong ngay trong chiều ngày 11. Điều này sau khi Tổng trưởng Tư pháp Merrick Garland thông báo hôm thứ năm rằng Bộ Tư pháp đã đệ đơn lên tòa án rằng lệnh khám xét và biên nhận tài sản từ cuộc khám xét phải được niêm phong. Vào cuối đêm 11, ông Trump đã khuyến khích họ “tháo gở ngay lập tức”.

Kể từ khi khám xét nhà của cựu tổng thống Trump vào thứ Hai tuần qua, các mối đe dọa chống lại FBI và Bộ Tư pháp đã leo thang đến mức một số người đã kêu gọi ám sát các đặc vụ liên bang và ông Garland. Ví dụ, một người đàn ông có vũ trang đã tìm cách đột nhập văn phòng FBI Cincinnati vào ngày hôm qua. Khi các nhân viên thực thi pháp luật cố gắng bắt giữ, anh đã chỉa súng vào họ và bị bắn chết.

Số người bị bắn chết ở bang Philadelphia đang trên đà lên cao nhất trong hồ sơ cảnh sát. Hai người, trong đó có một thiếu niên, đang bị giam giữ vì bắn chết một nhân viên cảnh sát ngoài giờ làm việc ở bang California.

Một nhân viên cảnh sát bang Indiana đã bị thương nặng trong một vụ xả súng sau khi dừng xe để tìm kiếm có thể ma tuý. Sở cảnh sát ở Austin, Texas, đang điều tra ba vụ xả súng riêng biệt xảy ra trong vòng ba tiếng đồng hồ sáng hôm qua. Và một tay súng đã bắn và làm bị thương một nhân viên cảnh sát và hai người khác hôm thứ Tư ở California.

Năm 1976, tổng thống Ronald Reagan nói về người Mỹ, “Hàng triệu người trong chúng ta không đòi hỏi gì hơn, nhưng chắc chắn không kém hơn, ngoài việc sống cuộc sống của chính mình theo các giá trị của chúng ta – bình an với bản thân, láng giềng, và thế giới.” Năm thập kỷ sau, chúng ta tự hỏi liệu sự bình an đó có khó nắm bắt đến mức không thể xảy ra trong quốc gia bạo lực, chia rẽ của chúng ta hay không.

Người ta ước tính rằng kể từ khi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời vào năm 1776, quốc gia của chúng ta đã trải qua chiến tranh vì 93% sự tồn tại của dân tộc. Mỗi năm, hơn 1,6 triệu người trên thế giới mất mạng vì bạo lực.

Trong Why We Fight: The Roots of War and The Path to Peace, Giáo sư Christopher Blattman của Đại học Chicago giải thích 5 lý do chính khiến các nhóm — bao gồm quốc gia, băng đảng, giáo phái và phe phái — sử dụng đến vũ khí:

1. Không kiểm soát nguyên nhân: những người chọn tham dự chiến tranh không phải chịu trách nhiệm trước những người khác trong nhóm của họ hoặc mong đợi đạt được lợi ích cá nhân từ xung đột.
2. Động cơ vô hình: bạo lực được coi là con đường dẫn đến tự do, địa vị, báo thù, hoặc thống trị.
3. Không chắc chắn: một nhóm không biết rõ về sức mạnh hoặc quyết tâm của kẻ thù và chọn sử dụng bạo lực.
4. Nan đề về cam kết: lo sợ rằng một đối thủ đang phát triển quá mạnh cùng với sự mất lòng tin vào bất kỳ cam kết nào được thực hiện đối với các mối quan hệ hòa bình trong tương lai.
5. Nhận thức sai lầm: quá cả tin vào khả năng của mình và hạ bệ đối thủ, khiến cho các cuộc đàm phán hòa bình trở nên khó khăn.

Tiến sĩ Blattman sau đó cho thấy rằng hòa bình đã được nâng cao trong lịch sử thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm và quốc gia, các biện pháp kiểm tra và cân bằng khiến các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, việc thực thi các quy tắc và luật pháp, và các biện pháp can thiệp trước khi bạo lực leo thang.

Tất nhiên, nếu những cách này dẫn đến hòa bình tối hậu có hiệu quả, chúng sẽ chấm dứt xung đột và bạo lực. Tin tức hôm nay cho thấy rằng cuối cùng cần phải có một giải pháp sâu sắc hơn, mang tính biến đổi cao hơn.

Trong The Screwtape Letters của C. S. Lewis, một chúa quỷ có tên là Screwtape đã viết cho cháu trai của mình là Wormwood: “Toàn bộ triết lý về địa ngục dựa trên sự thừa nhận tiên đề rằng một thứ không phải là một thứ khác, và, đặc biệt, rằng một bản ngã không phải là bản ngã khác. Tốt của tôi là tốt của tôi và tốt của bạn là của bạn. Cái này được gì thì cái kia phải mất.

Ngay cả một vật thể vô tri vô giác cũng là cái của nó bằng cách loại trừ tất cả các vật thể khác khỏi không gian mà nó chiếm giữ; nếu nó nở ra thì nó sẽ đẩy các vật thể khác sang một bên hoặc bằng cách hấp thụ chúng. Một bản thân cũng làm như vậy. Với dã thú, sự hấp thụ diễn ra dưới hình thức ăn uống; đối với chúng ta, nó có nghĩa là sự hút hết ý chí và tự do từ một bản thân yếu kém hơn trở thành một kẻ mạnh hơn. “To be” có nghĩa là ‘cạnh tranh’.”

Screwtape đã đúng. “Triết lý” này đã lây nhiễm thế giới băng hoại của chúng ta từ Ca-in và A-bên cho đến hiện tại, đặt chúng ta chống lại nhau trong một trận chiến có tổng số bằng số không để thăng tiến và chinh phục. Nền dân chủ của chúng ta cũng trở nên rạn nứt bởi chính trị đảng phái đến mức chúng ta nhìn thấy đất nước của mình qua lăng kính màu “đỏ” hoặc “xanh”, tô màu cho mọi người và mọi thứ bằng màu sắc đảng phái.

Chúng ta đã xác định tính kiên trì, sự sáng suốt, lòng nhân từ, can đảm, và tính cấp bách là những đặc điểm cần thiết cho Cơ đốc nhân đang tạo ra sự khác biệt trong nền văn hóa của họ. Hãy kết thúc một tuần bằng cách thêm sự khiêm tốn vào danh sách của chúng ta.

Nhà tiên tri nói với dân tộc của mình những gì Chúa đòi hỏi ở họ trong Mi-chê 6: 8: “Điều mà CHÚA đòi hỏi ngươi, không chi khác hơn là thi hành sự chính trực, yêu bằng tình yêu trung kiên, Và bước đi với Đức Chúa Trời ngươi trong sự hạ mình thuận phục ý chỉ Ngài. Thực thi công lý, yêu thương nhân từ, và bước đi khiêm nhường với Đức Chúa Trời của anh em”. Điều thứ ba ban năng quyền cho hai điều đầu tiên: chúng ta càng khiêm nhu phục tùng Thánh Linh của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 5:18), thì Ngài càng cho phép chúng ta “thực thi công lý” trên thế gian và “yêu thương nhân từ” với người khác.

Nếu chúng ta đồng ý với Giăng Báp-tít rằng [Chúa Giê-su] phải được tôn cao, nhưng tôi phải hạ xuống (Giăng 3:30), thì Chúa Giê-su tiếp tục sứ mệnh trên đất của Ngài trong và qua cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta phó thác lòng mình cho Chúa hôm nay, thì Ngài sẽ biểu lộ cho chúng ta “hoa trái” của Thánh Linh – “Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, 23 khiêm nhu, tiết độ” (Ga-la-ti 5:22 –23) — đó là liều thuốc giải độc bạo lực cho thời đại chúng ta.

Bằng cách này, Đức Chúa Trời sử dụng ảnh hưởng của chúng ta để kết nối nền văn hóa của dân sự Ngài vì vinh quang của Chúa. Cách tốt nhất để ngừng tìm kiếm con đường của tôi là tìm kiếm con đường của Đức Chúa Trời. Như Rick Warren đã lưu ý trong The Purpose-Driven Life, “Khiêm tốn không phải là nghĩ về bản thân ít hơn, mà là ít nghĩ hơn về bản thân mình.”

Mục sư Thanh giáo người Anh John Flavel (1627–91) đã nhận xét, “Những người biết Đức Chúa Trời sẽ hạ mình; họ biết mình không thể tự cao.”

Anh chị em có thực sự biết Chúa—và biết mình—hôm nay không?

Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh

Ngày đăng: 08/15/2022