Thánh Kinh Giải Đáp
TKGĐ 30 – Bàn Về Phép Báp-tem & Trẻ Sơ Sinh Qua Đời
Câu Hỏi:
Chúng ta biết về phép Baptism bằng nước, Baptism bằng Đức Thánh Linh, Giăng có nói về Baptism bằng lửa,(Ma 3:11-12) điều này có phải nó liên quan đến sự đóan phạt trong tương lai khi dân Israel trải qua những hoạn nạn hay là có liên quan đến sự xuất hiện của “lưỡi bằng lửa ” trong Lễ Ngũ Tuần khi Đức Thánh Linh giáng lâm?
Trong bản tiếng Anh ” Ma 20:22 But Jesus answered and said, Ye know not what ye ask. Are ye able to drink of the cup that I shall drink of, and to be baptized with the baptism that I am baptized with? They say unto him, We are able.”
Chúa Jesus đang nói về phép Baptism gì?
Giải đáp:
Theo nguyên văn Hi-lạp, danh từ baptisma (phép báp-têm) và động từ baptizo đều có nghĩa đen là “dìm xuống, nhận xuống”, được báp-têm là được trầm mình.
Nói cách tóm tắt Kinh thánh nói đến mấy loại báp-têm sau đây, mà đa số anh em tín nhân còn lẫn lộn:
1.Báp têm bằng nước- Mác 16: 16, Công. 8: 36-39. Còn thơ 1 Cô. 10: 1-2 nói dân Israel đã chịu báp-têm dưới đám mây trong Biển Đỏ.
Báp têm bằng nước là phải trầm mình trong nước, mà có nhiều người thi hành báp têm rảy nước là không đúng Kinh thánh. Nước tượng trưng mồ chôn người cũ cúa tín nhân. 1 Phiero 3: 21.
2.Giăng Báp-tít nói Chúa Giê-su là Đấng làm báp-têm bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa. Đây là hai báp-têm khác nhau, do Chúa thi hành. Có nhiều người nói báp têm bằng Đức Thánh Linh là Chúa dìm tín nhân vào trong Đức Thánh Linh một lần đủ cả, 1 Cô. 12: 13, rất chính xác.
Báp-têm bàng Đức Thánh Linh nầy Chúa Giê-su dã hoàn thành trên 120 môn đồ trên phòng cao trong nhà bà Ma-ri, ở Giê-ru-sa-lem, đổ Đức Thánh Linh một lần đủ cả, trên nhóm đại điện cho tín nhân Israel. Lần thứ hai tại nhà Cọt- nây, ở Sê-sa-rê, trên nhóm tín nhân ngoại bang đại diện cho các dân tộc, Công vụ 10. Ngụ ý Chúa chỉ làm hai lần báp-têm bằng Đức Thánh Linh đó thôi. Ngày nay hội thánh không cần kiêng ăn, cầu xin Chúa làm lại báp têm cho mình, mà chỉ làm sao cho mình thích hợp với Chúa để tiếp nhận sự ứng nghiệm, sự tái diễn của báp têm nầy vốn đã xảy ra vào ngày lễ Ngũ Tuần một làn đủ cả, vào khoảng năm 30 S.C.
Nhiều người dạy răng báp-têm bằng lửa là Đức Thánh Linh giáng lưỡi lứa, hay lửa gì nữa hiện ra lần nữa hôm nay. Không đúng. Trong báp têm bằng Đức Thánh linh có lửa rồi, có lưỡi lửa hiện ra rồi (Công 2: 1-4).
Chúa Giê-su sẽ làm báp têm bằng lửa, là dìm người vô tín từ thời A-đam vào hồ lửa, Mathio 3: 12; 25: 41, 46.
3.Trong Mathio 20: 22 và Lu-ca 12: 50, Chúa Giê-su nói đến một báp-têm mà chỉ mình Ngài phải chịu. Hai ông Giăng và Gia cơ không thể dự phần. Ngài phải chịu nhúng vào, dìm vào sự thương khó và sự chết trên Đồi Sọ, một lần đủ cả.
Câu Hỏi:
Con có câu hỏi liên quan đến sự cứu rỗi. Là trẻ em chết sảo, sơ sinh, trẻ chết ở trong lòng mẹ là Chúa thương xót và cho các chúng vào thiên đàng dù chưa nghe phúc âm và tin nhận Chúa ạ? Vì con đọc trong Truyền đạo 6 thì nói những kẻ chết sảo chưa thấy ánh mặt trời thì có phước, và câu chuyện vua Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba Chúa phạt Đa-vít, làm con ngoại tình của ông phải chết. Đa-vít nói là chúng ta sẽ đi đến nó nhưng nó không trở lại với chúng ta nữa. Vậy là trẻ em sơ sinh, trẻ chết sảo hay bị giết trong lòng mẹ là được cứu ạ? Các mục sư cũng có người nói là chúng được Chúa cứu.
Giải Đáp:
Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu (2 Phi-e-rơ 3:9; 1 Ti-mô-thê 2:4) thì chắc chắn Ngài muốn tất cả trẻ em được cứu. Chúa Giêsu đã phán: “Hãy để trẻ em đến với Ta và đừng ngăn cản chúng, vì Nước của Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (Lu 18:16). Trẻ nhỏ vào Nước của Đức Chúa Trời bằng cách nào và khi nào? Đã có nhiều chia rẽ và nhầm lẫn về vấn đề này. Người ta và hệ thống giáo hội đã nghĩ ra những cách cứu rỗi trẻ em, nhưng thường đó là những cách không có cơ sở vững chắc theo Kinh thánh. Chắc chắn không thể có hai con đường cứu rỗi, một cho người lớn và một cho trẻ em. Một đứa trẻ phải được cứu trên cơ sở giống như bất kỳ ai.
Có giáo hội làm lễ rửa tội (báp-têm) cho trẻ em để nó được cứu, các giáo hội khác như Anabaptist, hay Baptist phản đối. Họ lý luận rằng trẻ con không hiểu biết phúc âm và thực hành đức tin, làm báp têm cho chúng là vô ích.
Vấn đề trong việc giúp trẻ em được cứu chẳng hạn, một đứa trẻ sơ sinh không thể hiểu phúc âm một cách thông minh và thực hành đức tin cứu rỗi. Vì khó khăn này, một số hệ thống giáo hội đã dạy rằng tất cả con cái của những tín đồ đều tự động được tính là đã được cứu vì chúng có cha mẹ là Cơ Đốc nhân. Nguồn có thể cho ý tưởng này là 1 Cô-rinh-tô 7:14. Ngay cả với cha hoặc mẹ đều tin Chúa, Kinh Thánh nói rằng con cái được kể là “thánh”. Điều này có nghĩa là gì?
Vậy số phận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chết trong thời thơ ấu sẽ ra sao? Đa-vít nói về đứa con đã chết của mình: “Ta sẽ đi đến cùng nó, nhưng nó sẽ không trở lại với ta” (2 Sa-mu-ên 12:23). Ông mong được gặp lại con mình trên thiên đường.
Truyền đạo 6: 3-4 chép, “Nếu một người sinh được một trăm con và sống đến cao niên trường thọ, mà lòng không hề cảm thấy được phước, và khi chết lại không được chôn, thì tôi nghĩ đứa bé qua đời trong lòng mẹ còn có phước hơn. Vì nó đi vào hư vô, ra đi vào bóng tối, và tên nó chìm vào cõi tối tăm. Dù nó chưa hề thấy ánh sáng mặt trời và cũng không biết gì ở đời đi nữa, so với người kia nó vẫn có phước hơn”.
Trẻ con bị phá thai, bị chết trong bụng mẹ, linh hồn chúng có được cứu rỗi không?
Ezekiel 18: 4 chép, Chúa phán “Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về Ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về Ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết”. Giô-na 4: 11, “trong (thành)đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả?,
Chúa rất quan tâm mọi hồn người, Chúa đếm mọi linh hồn hiện hữu trong lòng mẹ chúng, Chúa để ý sự cứu rỗi trẻ con.
Đây là ý kiến của tôi: Trẻ con chết sảo trong bụng mẹ, trẻ em chết chưa đến tuổi hiểu biết trách nhiệm bản thân, chưa biết tội lỗi là gì, thì sau khi Chúa lập nước 1000 năm trên trái đất cũ, chúng sẽ dược sống lại và Chúa cho chúng nó vào sống trong nước đó như các dân tộc chưa tin, khi ấy Đức Chúa Trời công bình sẽ cho chúng có cơ hội sống và thể hiện sự lựa chọn cùng trách nhiệm của mình đối vói phúc âm do dân I srael giảng rao trong thời đại đó (Ê-sai 66: 19).
MINH KHẢI
29-10-2024
—————————————————-
Thánh Kinh Giải Đáp từ bài 1 đến 17 (2014-2022) đã được lưu trữ tại đây:
THÁNH KINH GIẢI ĐÁP 1-17