Sách Báo Cơ Đốc

TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH – MS Ngô Việt Tân

Lời giới thiệu

Sách Mới Xuất Bản – May 2022

TĂNG TRƯỞNG TÂM LINH (Spiritual Growth)
Tác giả: Mục Sư Ngô Việt Tân

Sách dày 170 Trang Giá Mỗi Quyển $12 US / $15 Can

Quý vị muốn mua sách, xin liên lạc: Mục Sư Ngô Việt Tân
Email: ngoviettan@hotmail.com
Facebook.com/CâuLạcBộViếtSáchTinLành
Facebook.com/SáchTinLanh

Lời Mở Đầu

Trưởng thành là một thuật ngữ trừu tượng và định nghĩa theo chiều kích phát triển qua nhiều cách khác nhau. Trong quá trình phát triển của con người, nó thường đề cập đến quá trình mà trẻ nhỏ trở nên giống người lớn hơn về hành vi hoặc ngoại hình sinh học của chúng. Các thuật ngữ liên quan như sự trưởng thành và sự phát triển thường biểu thị khái niệm về một cá nhân đạt đến một số loại trạng thái kết thúc hoặc cột mốc phát triển.

Theo trang mạng của studylecturenotes.com, câu hỏi “Tăng trưởng là gì?” được định nghĩa như sau:

1) Đó là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng về cơ thể, kích thước, trọng lượng, v.v.
2) Đó là sự tiến bộ về mặt định lượng
3) Đó là sự thay đổi về thể chất
4) Nó có bản chất bên ngoài
5) dừng lại ở một số giai đoạn
6) Đó là sự tiến bộ về thể chất

Sự phát triển của con người là một quá trình phát triển và thay đổi về thể chất, hành vi, nhận thức và cảm xúc trong đời sống. Trong suốt quá trình, mỗi người phát triển các thái độ và giá trị định hướng cho các lựa chọn, các mối quan hệ và sự hiểu biết. Sự trưởng thành bắt nguồn từ khái niệm thay đổi, có hàm ý rằng sự thay đổi là cần thiết cho sự phát triển. Một đứa trẻ phải thay đổi về thể chất, tình cảm, tinh thần để cuối cùng trở thành một người lớn. Đó là nghĩa đen của sự trưởng thành. Một đứa trẻ không thay đổi chút nào sẽ luôn là một đứa trẻ. Đó là lý do tại sao đây là trụ cột thứ hai của sự trưởng thành.

Theo trang mạng myhealth.alberta.ca cho biết rằng một đứa trẻ muốn tăng trưởng và phát triển bình thường, điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và sức khỏe của trẻ em là:

• Nghỉ ngơi đầy đủ.
• Chế độ dinh dưỡng tốt.
• Tập thể dục thường xuyên.

Đối với các em ở tuổi thanh thiếu niên, bốn lĩnh vực phát triển cơ bản của thanh thiếu niên cần được lưu ý là:

• Phát triển thể chất.
• Phát triển nhận thức.
• Phát triển tình cảm và xã hội.
• Phát triển giác quan và vận động.

Lời Đức Chúa Trời trình bày các bước chúng ta có thể thực hiện để tăng trưởng tâm linh bằng cách học Kinh Thánh, kiên nhẫn và siêng năng thực hành các việc lành. Sự trưởng thành trong Chúa Cứu Thế không chỉ là một nhiệm vụ cá nhân, nhưng cũng là việc thực hiện sự thánh hoá của chúng ta trong thân thể Đấng Christ. Tăng trưởng thuộc linh (Spiritual growth) là quá trình để trở nên trưởng thành hơn trong mối quan hệ của một người với Chúa Giê-su. Một người nào đó đang phát triển về mặt thuộc linh sẽ ngày càng trở nên giống như Chúa Cứu Thế. Người trưởng thành về thuộc linh sẽ có thể “phân biệt điều thiện và điều ác” (Hê-bơ-rơ 5:14). Sự tăng trưởng thuộc linh bắt đầu vào thời điểm một người đến với đức tin nơi Chúa Cứu Thế và sẽ tiếp tục biến đổi tâm linh hầu trở nên giống như Chúa Cứu Thế cho đến khi người đó bước vào sự hiện diện của Ngài sau cuộc sống này.

Kinh Thánh cung cấp những hiểu biết có giá trị về cách một tín đồ Cơ-đốc có thể trưởng thành về mặt thuộc linh. Chính quyền năng của Chúa Cứu Thế là sự ban cho chúng ta khả năng trưởng thành về thuộc linh (2 Phê-rơ 1:3; Ê-phê-sô 3:20). Khi chúng ta nương cậy vào quyền năng của Ngài và làm theo lời dạy của Ngài, chúng ta có thể phát triển chiều kích đời sống tâm linh trưởng thành hơn.

Chúng ta nên biết rằng sự phát triển tâm linh thường xảy ra qua các thử nghiệm của đời sống. Cũng giống như sức mạnh thể chất được tạo dựng nhờ gắng sức và chống chọi với sức đề kháng, và sức mạnh tinh thần được phát triển trong thời kỳ khó khăn của cuộc sống. Như có người đã nói, “Không đau đớn, không đạt được lợi ích – No pain, no gain.” Gia-cơ động viên: “Thưa anh chị em, khi gặp những thử thách khác nhau, anh chị em hãy xem tất cả là điều vui mừng, 3 vì biết rằng đức tin anh chị em có bị thử nghiệm mới sinh ra kiên nhẫn, 4 kiên nhẫn có hoàn tất công việc thì anh chị em mới trưởng thành, toàn vẹn, không thiếu sót gì”(Gia-cơ 1:2-4). Vì sự trưởng thành trải qua thử thách, nên Kinh Thánh cũng dạy chúng ta không được để mệt mỏi và lo lắng trong quá trình này. Sự phát triển tâm linh nhiều là kết quả của sự bền bỉ. “Riêng phần anh chị em, thưa anh chị em, chớ mệt mỏi làm việc thiện” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13). “Chớ nản chí trong việc làm điều lành, vì nếu không chểnh mảng thì đến đúng kỳ chúng ta sẽ gặt” (Ga-la-ti 6: 9).

Đó là bản chất của sự tăng trưởng thuộc linh, khi chúng ta đang trưởng thành về mặt tâm linh, những thay đổi sẽ thể hiện rõ trong cách sống đạo và giảng đạo của chúng ta. Chúng sẽ hiện rõ trong lời nói, suy nghĩ và hành động của chúng ta bởi vì chúng sẽ trở nên giống Đấng Christ hơn.

Sự tăng trưởng thuộc linh của Cơ đốc nhân không những là bước đi trong quyền năng của Chúa Thánh Linh, mà còn phụ thuộc vào ân điển của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su. Nhìn vào tấm gương của Chúa Giê-su, chúng ta có thể nhận biết rằng sự trưởng thành liên quan đến sự vâng phục hoàn hảo và làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha (Lu-ca 22:42). Trong sách 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3 mô tả rõ ràng rằng ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là sự nên thánh của chúng ta, nghĩa là chúng ta sẽ trở nên giống Chúa Giê-su hơn về sự thánh khiết và nhân cách hoàn hảo.

Cuộc sống này là một quá trình nên thánh dần dần khi chúng ta học cách noi gương Đấng Cứu Rỗi của mình tốt hơn. Chúng ta sẽ thấy sự trưởng thành phát triển khi chúng ta tuân thủ một cách nhất quán và bền bỉ hơn. Nếu muốn trưởng thành tâm linh, chúng ta phải trau dồi sự thánh khiết khi ngày càng tuân theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Như Chúa Giê-su đã nói: “Nếu các con yêu kính Ta, các con sẽ giữ các điều răn Ta” (Giăng 14:15). Sự trưởng thành không thể hiện hữu trong đời sống Cơ-đốc-nhân, nếu Cơ-đốc-nhân đó không thực hiện những bước đầu tiên của sự vâng lời và lòng tin kính Chúa. Sự trưởng thành của Cơ đốc nhân cũng liên quan đến sự hiểu biết của chúng ta về Chúa. Nếu không có kiến thức đầy đủ, chúng ta có thể dễ dàng bị dẫn dắt vào sự lừa dối và phản nghịch từ Satan (Ô-sê 4:6).

Chìa khóa để phát triển tâm linh không phải là một bí mật, nhưng nó được trao cho chúng ta trong suốt Lời Đức Chúa Trời. Khi chúng ta ở trong Lời Đức Chúa Trời và dành thời gian cầu nguyện, chúng ta có thể phát triển, hiểu biết, và yêu mến Đấng Cứu Rỗi của mình một cách tốt hơn. Sự trưởng thành của tín đồ Cơ-đốc không phải là sự tích trử kiến thức cho phong phú, mà chính là lòng tin cậy, học hỏi, và vâng lời bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Học cách trưởng thành về tâm linh là một hành trình dài cả cuộc đời xảy ra khi chúng ta đọc và áp dụng Lời Chúa vào đời sống của mình. Trong 2 Ti-mô-thê 3:16-17 dạy chúng ta rằng: “Cả Thánh Kinh đều được Đức Chúa Trời thần cảm, có ích cho việc dạy dỗ, khiển trách, huấn luyện con người sống trong công chính, 17 hầu cho người của Đức Chúa Trời được trang bị để làm mọi việc lành”. Đây là bản chất và bí quyết của sự tăng trưởng tâm linh. Bước đi trong Thánh Linh là để Ngài tràn đầy trong chúng ta (Ê-phê-sô 5:18), kiểm soát và hướng dẫn chúng ta; dĩ nhiên nhờ đức tin lựa chọn một cách có ý thức để nhờ cậy Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn trong suy nghĩ, lời nói và việc làm (Rô-ma 6:11-14). Qua sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt chúng ta theo sự kêu gọi và vị thế trong sự cứu rỗi nhằm sống cách xứng đáng với sự kêu gọi mà chúng ta đã nhận được (Ê-phê-sô 4: 1).

Kinh Thánh ghi chép về nhu cầu tăng trưởng và trưởng thành thuộc linh của Cơ-đốc-nhân như:

• Cơ-đốc-nhân “sẽ không còn là trẻ con nữa”, nhưng tăng trưởng trong Chúa Cứu Thế (Ê-phê-sô 4:14-16).
• Cơ-đốc-nhân cần “lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Đấng Cứu Rỗi” (2 Phê-rơ 3:18).
• Cơ-đốc-nhân Tê-sa-lô-ni-ca “tăng trưởng nhiều và tình yêu thương của tất cả mỗi người đối với nhau cũng gia tăng” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:3).
• Sứ đồ Phao-lô đã “cầu xin là tình yêu thương của anh chị em ngày càng gia tăng cùng với sự hiểu biết và tất cả nhận thức” (Phi-líp 1:9).
• Sứ đồ Phao-lô đã cầu nguyện cho tín hữu Cô-lô-se “kết quả trong mọi việc lành và càng ngày càng hiểu biết Đức Chúa Trời sâu rộng hơn” (Cô-lô-se 1:10).
• Sứ đồ Phê-rơ khuyên con dân Chúa “trưởng thành trong sự cứu rỗi” (1 Phê-rơ 2:2).
• Sứ đồ Phê-rơ khuyên con dân Chúa “hãy hết sức thêm cho đức tin anh chị em nhân từ, thêm cho nhân từ hiểu biết” (2 Phê-rơ 1:5).
• Tác giả sách Hê-bơ-rơ khuyên con dân Chúa “hãy từ bỏ bài học vở lòng và đạo lý của Chúa Cứu Thế mà tiến lên bậc trưởng thành…” (Hê-bơ-rơ 6:1).
• “Ngài cũng sẽ làm cho hoa quả công chính của anh chị em sinh sôi nẩy nở thêm nhiều” (2 Cô-rinh-tô 9:10).

Tiến trình biến đổi tâm linh là mục đích của mỗi đời sống Cơ-đốc-nhân cần thực thi theo ân điển của Thiên Chúa. Charles Finney cảm nhận rằng “Trạng thái tâm trí nhìn thấy Đức Chúa Trời trong mọi sự là bằng chứng của sự trưởng thành trong ân điển và tấm lòng biết ơn.” Trong khi Sinclair B. Ferguson tin rằng “Sự tăng trưởng thuộc linh phụ thuộc vào hai điều: thứ nhất là sự sẵn lòng sống theo Lời Chúa; thứ hai, kết quả là sẵn sàng chấp nhận bất cứ hậu quả nào.” Khi đề cập đến tăng trưởng tâm linh Charles Stanley “Nghịch cảnh không chỉ đơn giản là một công cụ. Đó là công cụ hữu hiệu nhất của Đức Chúa Trời để nâng cao đời sống tâm linh của chúng ta. Những hoàn cảnh và sự kiện mà chúng ta coi là thất bại thường là những thứ đưa chúng ta vào giai đoạn tăng trưởng tâm linh mạnh mẽ. Một khi chúng ta bắt đầu hiểu điều này và chấp nhận nó như một thực tế thiêng liêng của cuộc sống, thì nghịch cảnh sẽ trở nên dễ dàng hơn.”

Mỗi trải nghiệm của sự chịu khổ là cơ hội cho Cơ-đốc-nhân tăng trưởng đức tin. Mục đích của sự chịu khổ giúp Cơ-đốc-nhân kiến tạo sức mạnh để đắc thắng trong chiến trận thuộc linh. Thánh ý của Chúa về sự chịu khổ của Cơ-đốc-nhân là được biến đổi tâm linh hầu trở nên giống như Chúa Giê-su hơn.

Trong tiến trình phát triển tâm linh, mỗi Cơ-đốc-nhân đều phải cần tỉnh thức trước sự tấn công và quấy phá của Satan cũng như gây ra nhiều yếu tố cản trở sự tăng trưởng tâm linh của con dân Chúa. Satan luôn luôn muốn làm trì trệ tăng trưởng tâm linh của con dân Chúa qua lòng ham muốn xác thịt (Rô-ma 7:15), bản tánh xác thịt (Ga-la-ti 5:17), và dục vọng xác thịt (1 Phê-rơ 2:11). Bản chất của sự tăng trưởng thuộc linh là mạng lệnh tăng trưởng (2 Phê-rơ 3:18), nhu cầu tăng trưởng thuộc linh (2 Phê-rơ 3:18), đức tính thuộc linh (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12), kiến thức thuộc linh (Cô-lô-se 1:10), sinh hoạt thuộc linh (2 Cô-rinh-tô 9:8; Hê-bơ-rơ 13:21; Gia-cơ 4:17), và tiến trình tăng trưởng thuộc linh (1 Phê-rơ 2:1-2; 1 Cô-rinh-tô 3:1-3; Hê-bơ-rơ 5:11-14).

Nhằm giúp các môn đệ học đạo, sống đạo, và giảng đạo cách hiệu quả, Chúa Giê-su đã giúp các môn đệ tăng trưởng tâm linh trước khi gởi họ ra đi truyền giảng Phúc Âm.

• Chúa Giê-su đã truyền dạy và đào luyện các môn đệ (Ma-thi-ơ 28:19-20).
• Chúa Giê-su đã giáo huấn các môn đệ (Mác 4:10-12).
• Chúa Giê-su đã sửa trị các môn đệ (Ma-thi-ơ 16:5-12).
• Chúa Giê-su đã khiển trách các môn đệ (Ma-thi-ơ 16:5-12).
• Chúa Giê-su đã hỗ trợ các môn đệ (Lu-ca 22:31-34).
• Chúa Giê-su đã an ủi các môn đệ (Giăng 20:19-22).
• Chúa Giê-su đã phục hồi (restore) các môn đệ ngay cả khi họ bị sa ngã như Phê-rơ (Giăng 21:15-19).

Chúa Giê-su đã cân bằng giữa mục vụ giảng đạo và chức năng cầu nguyện cho các môn đệ và cho chính Ngài. Sự cầu nguyện là trọng tâm của chức vụ thánh của Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 6:7-15; Lu-ca 11:1-4). Chúa Giê-su luôn cầu nguyện trước khi thi hành các mục vụ (Mác 1:35; 6:46). Ngài thường cầu nguyện và tương giao với Đức Chúa Cha (Giăng 17:1-5). Ngài quan tâm hiện tại và tương lai cho các môn đệ của Ngài (Giăng 17:6-26). Điều quan trọng hơn hết là Ngài đã chú trọng vào công tác huấn luyện các môn đệ hầu giúp họ tăng trưởng đời sống thuộc linh lẫn phát huy chức vụ đầy kết quả (Ma-thi-ơ 6:7-15; Lu-ca 11:1-4).

Cơ-đốc-nhân muốn tăng trưởng con người bên trong, hãy để “Chúa Cứu Thế ngự trong lòng anh chị em khi đã đâm rễ và kiên lập nền móng trong tình yêu thương, 18 để anh chị em đủ sức cùng tất cả thánh đồ hiểu thấu chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu của tình yêu ấy, 19 và biết được tình yêu của Chúa Cứu Thế siêu việt hơn tri thức, để anh chị em đầy dẫy mọi sự sung mãn của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 3:17-19).

Cơ-đốc-nhân muốn tăng trưởng tâm linh để kết quả, “Hãy cứ ở trong Ta như chính Ta ở trong các con. Như nhánh nho, nếu không liền với cây nho, thì tự nó không ra quả được; khi các con không ở trong Ta thì cũng chẳng kết quả gì. 5 Chính Ta là cây nho, còn các con là nhánh; người nào cứ ở trong Ta và Ta trong người ấy thì chắc sẽ sinh nhiều quả, vì ngoài Ta các con không làm gì được” (Giăng 15:4-5).

Cơ-đốc-nhân muốn tăng trưởng trong nếp sống đạo, “Hãy tránh những điều gì bất kính, huyền hoặc, nhưng phải luyện tập lòng tin kính. 8 Vì sự luyện tập thân thể chỉ ích lợi đôi phần còn luyện tập lòng tin kính lại ích lợi hoàn toàn, vì có lời hứa cho cả đời này lẫn đời sau” (1 Ti-mô-thê 4:7-8). Cơ-đốc-nhân muốn tăng trưởng trong ân điển và tình yêu của Chúa Cứu Thế, hãy luôn hết lòng, hết năng lực, hết ý chí tin cậy và vâng phục “Đức Chúa Trời là Đấng dùng quyền năng tác động trong chúng ta, có thể thực hiện muôn phần hơn tất cả những điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Ê-phê-sô 3:20). “Vì Đức Chúa Trời là Đấng đang tác động trong lòng anh chị em để anh chị em vừa muốn vừa hành động theo ý chỉ tốt lành của Ngài” (Phi-líp 2:13). Cơ-đốc-nhân muốn dạy đạo, sống đạo, và giảng đạo cách đầy quyền năng và đẹp lòng Chúa, “hãy lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Chúa và Cứu Chúa Giê-su Cơ Đốc chúng ta. Nguyền sự vinh quang thuộc về Ngài hiện nay và cho đến đời! A-men” (2 Phê-rơ 3:18).

Mục Sư Ngô Việt Tân

———————————————————–

Vài Nét Về Tác Giả

Mục Sư Ngô Việt Tân hiện là Viện Phó và Giáo Sư của Viện Thần Học Báp-tít Việt Nam. Từ năm 1986, ông được Chúa kêu gọi học lời Chúa và phục vụ Ngài qua 6 Hội Thánh và các Mục vụ khác nhau như: Chủ Nhiệm Tạp Chí Hi Vọng Magazine (2003-2021), Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành Cộng Đồng (2002 – present), Hội Trưởng Hội Chuyên Gia & Doanh Nhân Cơ đốc (2009 – present), Nhà Xuất Bản Niên Giám Doanh Nhân & Mục vụ tại Calgary và Red Deer, Alberta, Canada (2006), Điêù Hợp Viên Liên Hữu Báp Tít Việt Nam Canada (2003 – present). Mục Sư Ngô Việt Tân tốt nghiệp Cử Nhân Cơ-đốc Giáo Dục (BA – 1992) Taylor University, Cao Học Giáo Dục Tôn Giáo (MRE – 1994) Trinity Western University, Cao Học Thần Học (M.Div – 1997) McMaster University, Tiến Sĩ Giáo Dục (D.Ed – 2009) Southwestern Baptist Theological Seminary.

Mục Sư Ngô Việt Tân là tác giả của khoảng 16 sách giáo trình, giáo khoa biên soạn cho Viện Thần Học Báp Tít Việt Nam trong gần 20 năm qua để giảng huấn qua các môn học như:

• Mục Vụ Giáo Dục Trong Hội Thánh (The Educational Ministry in the Church)
• Cơ-Đốc Giáo Dục (Christian Education)
• Kiến Tạo Tâm Linh (The Spiritual Formation)
• Gia Đình Cơ Đốc (Christian Family)
• Mục Vụ Lưỡng Thánh Vụ (Bivocational Ministry)
• Tâm Vấn Mục Vụ (Christian Counseling)
• Tiến Trình Biến Đổi Tâm Linh (The Process of Spiritual Transformation)
• Tiến Trình Tăng Trưởng Tâm Linh (The Process of Spiritual Growth)
• Đạo Đức Cơ Đốc (Christian Ethic)
• Dạy Kinh Thánh Năng Động (Dynamic of Teaching Bible)
• Phương Pháp Viết Luận Án (Method of Writing Thesis)
• Phương pháp Dạy Kinh Thánh (Method of Teaching Bible)
• Phương Pháp Học Kinh Thánh (Method of Learning Bible)
• Giải Nghĩa Sách Hê-bơ-rơ (Book of Hebrews)
• Giải Nghĩa Sách Gia-cơ (Book of James)
• Conduct Bible Study (Teaching for Youth Ministry Program).

Mục Sư Ngô Việt Tân là tác giả của hơn 17 quyển sách viết về sự phấn hưng, sự cầu nguyện, đời sống sâu nhiệm, đời sống thành công, sống đạo, đời sống đắc thắng, hôn nhân, tăng trưởng tâm linh, sự kính sợ Đức Chúa Trời, định hướng đời sống tâm linh, sống hạnh phúc. Mục Sư Ngô Việt Tân là Tác giả của các quyển sách như:

• Định Hướng Đời Sống Tâm Linh (Purpose Driven Spiritual Life)
• Đời Sống Sâu Nhiệm Trong Chúa (The Deeper Life In God)
• Những Sứ Điệp Phấn Hưng (The Messages of Revival)
• Đời Sống Đắc Thắng Trong Chúa (The Victorious Life In God)
• Hẹn Hò & Hôn Nhân (Dating & Marriage)
• Thái Độ Của Cơ-đốc-nhân (Attitudes of Christians)
• Định Hướng Đời Sống Cầu Nguyện (Purpose Driven Prayer Life)
• Sống Thành Công (Live A Successful Life)
• Kính Sợ Đức Chúa Trời (The Fear Of The Lord)
• Sống Hạnh Phục (Live A Happy Life)
• Thư Gia-cơ (The Book of James)
• Thư Hê-bơ-rơ (The Book of Hebrews)
• 52 Bài Giảng Cầu Nguyện Phục Hưng (52 Revival Prayer Sermon Outlines)
• 52 Bài Giảng Phục Hưng Tâm Linh (52 Spiritual Revival Sermon Outlines)
• Sống Đạo Giữa Đời (Live A Christian Life in The World)
• Tăng Trưởng Tâm Linh (Spiritual Growth)
• Sứ Mạng Cho Doanh Nhân Cơ Đốc (The Mission For Christian Enterpreneur)

Các Quyển Sách Gây Dựng Tâm Linh
Tác Giả – Mục Sư Ngô Việt Tân
• Khi bạn mất định hướng và ý nghĩa cuộc đời, hãy đọc quyển “Định Hướng Đời Sống Tâm Linh.”
• Khi bạn cảm thấy thất bại, vô vọng trong lối sống, hãy đọc quyển “Đời Sống Đắc Thắng Trong Chúa.”
• Khi bạn bị khô hạn tâm linh, hãy đọc quyển “Những Sứ Điệp Phấn Hưng”
* Khi bạn muốn tìm bạn đời theo thánh ý Chúa, hãy đọc quyển “Hẹn Hò & Hôn Nhân”
* Khi bạn muốn Chúa mở mắt để nhìn thấy sự diệu kỳ trong lời của Ngài, hãy đọc quyển “Đời Sống Sâu Nhiệm Trong Chúa”
* Khi bạn muốn sống với đức tin lành mạnh và làm sáng danh Chúa, hãy đọc quyển “Thái Độ Của Cơ Đốc Nhân”
* Khi bạn cảm thấy thiếu quyền năng và tâm hồn sợ hãi, hãy đọc quyển “Định Hướng Đời Sống Cầu Nguyện”
* Khi bạn thất bại trong nếp sống đạo, sống đời, hãy đọc quyển “Sống Thành Công”
* Khi bạn muốn sống đẹp lòng Chúa và sống như người trưởng thành, hãy đọc quyển “Kính Sợ Đức Chúa Trời”
* Khi bạn cảm thấy cô đơn và buồn chán, hãy đọc quyển “Sống Hạnh Phúc”
* Khi bạn muốn sống đạo như muối của đất và ánh sáng cho trần gian, hãy đọc quyển “Sống Đạo Giữa Đời”

Ngày đăng: 07/23/2022