Vườn Ê đen mới

Năng quyền của Chúa với kín dấu của lòng – Dr. DENISON

Theo ước tính, tội phạm mạng lưới toàn cầu sẽ lên đến 10,5 nghìn tỷ USD vào năm 2025, một khoảng tiền lớn hơn mọi nền kinh tế trên thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Ví dụ, Los Angeles Unified, học khu lớn thứ hai ở Hoa Kỳ với hơn 640 ngàn học sinh, đã bị tấn công bằng ransomware vài ngày trước. Các cuộc tấn công như vậy vào các trường trung và đại học đang gia tăng.

Các mối đe dọa an ninh mạng cũng đang leo thang chống lại ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ, hệ thống chăm sóc sức khỏe, và cơ sở hạ tầng công nghiệp, bao gồm mạng lưới điện, cơ sở dầu khí, và nhà máy sản xuất. Uber Technologies ngày 15 tây cho biết họ đang điều tra một biến cố an ninh mạng lưới buộc công ty phải đóng cửa một số hệ thống kỹ thuật và truyền thông nội bộ.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố các cáo buộc hôm thứ Tư chống lại ba cá nhân Iran được cho là đã thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ và các cơ sở hạ tầng toàn cầu. Họ vẫn chưa bị tóm cổ và được cho là ở Iran. Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ treo giải thưởng 10 triệu USD cho thông tin về ba người này. Bộ Tài chính cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với mười cá nhân và hai nhóm liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, với cáo buộc rằng họ đã thực hiện ransomware và các cuộc tấn công mạng khác ít nhất kể từ năm 2020.

Bạn và tôi không thể nhìn thấy cuộc tấn công mạng lưới, chỉ có những ảnh hưởng của nó. Cũng vậy, tội lỗi “bí mật” là một trong những chiến lược hiệu quả nhất của Sa-tan để cản trở sự phát triển vương quốc Đức Chúa Trời thông qua dân sự của Đức Chúa Trời. Chúa nhìn biết tội lỗi và tội lỗi làm buồn lòng Chúa Thánh Linh, Đấng duy nhất có thể ban năng quyền cho chúng ta để làm những điều thiện lành đời đời.

Lời con người không thể chuyển hóa lòng con người. Chỉ duy Chúa Thánh Linh là có quyền năng đưa chúng ta đến sự ăn năn và đức tin (Giăng 16: 8) và đưa những kẻ sa ngã trở nên người mới trong Chúa (2 Côrinhtô 5:17). Chỉ có Thánh Linh của Chúa tác động mới có thể giúp ta làm bất cứ điều gì có ý nghĩa vĩnh cửu.

Do đó, câu nói kinh điển của chúng ta phải là, “Chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải bởi năng lực, Nhưng bởi Thần Ta, CHÚA Vạn Quân phán.” (Xa-cha-ri 4: 6).

Tuy nhiên, Sa-tan cũng biết chân lý này và chống lại công việc của Chúa Thánh Linh qua dân sự của Đức Chúa Trời bằng cách tận dụng ba yếu tố văn hóa:
1.Chúng ta là những người tiêu thụ đã được các nhà tiếp thị xuất sắc dạy rằng thế giới tồn tại để đáp ứng nhu cầu của chúng ta.
2. Chúng ta là những người sa ngã bị cản trở bởi “ý chí đến năng quyền” trở thành thần của chính mình (Sáng. 3: 5).
3. Không giống như giáo lý của người Công giáo về sự đền tội cho những tội lỗi trong đời này và lò luyện ngục cho họ ở thế giới bên kia, những người theo Đấng Christ tập trung vào sự tha thứ và ân điển tức thời của Đức Chúa Trời khi chúng ta xưng nhận tội lỗi của mình (1 Giăng 1: 9).

Sa-tan tấn công cả ba yếu tố với những tội lỗi “bí mật” mà chúng ta nghĩ rằng mình có thể chọn để phạm và sau đó thú tội mà không có hậu quả theo sau. Không ai ngoài Đức Chúa Trời biết, chúng ta thầm nhủ với chính mình, và Ngài quên tất cả những gì Ngài đã tha thứ (Ê-sai 43:25). Nhưng chúng ta phải nhớ rằng Sa-tan đang đấu tranh với Đức Chúa Trời mà hắn không thể tấn công trực tiếp (Khải Huyền 12: 9), vì vậy hắn tấn công con dân của Chúa để làm tổn thương Cha của chúng ta (1 Phi-e-rơ 5: 8). Cách tốt nhất để làm tổn thương tôi là làm tổn thương con hoặc cháu tôi.

Hậu quả là, bản chất thâm hiểm của Sa-tan sẽ không cho phép hắn đưa ra một sự dụ dỗ nào mà không tạo ra điều ác lớn hơn điều (dường như) tốt lành mà hắn hứa hẹn. Không có điều ngoại lệ cho nguyên tắc này.

Dưới đây là ba sự thật về “tội lỗi bí mật” mà chúng ta cần nhớ:
1. Tội lỗi “bí mật” dẫn đến cảm giác tội lỗi “bí mật” làm ta suy yếu.
Trong khi Đức Chúa Trời tha thứ những tội lỗi mà chúng ta đã xưng nhận, thì Sa-tan sẽ khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi vì đã phạm chính những tội lỗi mà hắn đã nhử chúng ta. Cảm giác tội lỗi cũng là cách chúng ta trừng phạt bản thân vì những thất bại mà Chúa đã tha thứ và quên lãng. Nó có thể gây suy nhược trong cuộc sống của chúng ta, dẫn đến yếu tố thứ hai:
2. Tội lỗi “bí mật” khiến chúng ta cảm thấy mình không còn xứng đáng được Chúa sử dụng. Khi vi phạm những tội lỗi “bí mật”, ngay cả khi chúng ta đã xưng tội, Sa-tan vẫn thì thầm bên tai rằng chúng ta là những kẻ đạo đức giả nếu chúng ta chia sẻ đức tin của mình với người khác khi bản thân mình không hoàn toàn sống theo điều đó. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều Cơ đốc nhân không thể chia sẻ phúc âm một cách công khai hơn và bền bỉ hơn. Nó ảnh hưởng đến sự sẵn lòng phục vụ vương quốc của Chúa theo những cách khác và đánh cắp niềm vui của chúng ta.
3. Giá chúng ta phải trả cho những tội lỗi “bí mật”, ngay cả khi đã được xưng nhận, là phần thưởng trên trời. Kinh Thánh hứa: “Phước cho người chịu đựng thử thách, vì sau cơn thử luyện sẽ được lãnh mão sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho người yêu kính Ngài.” (Gia-cơ 1:12). Mỗi khi bị thất bại bài trắc nghiệm, chúng ta bị tước bỏ một chiếc vương miện. Đức Chúa Trời tha thứ cho những tội lỗi mà chúng ta xưng nhận, nhưng phần thưởng mà chúng ta có thể nhận được sẽ bị tước mất vĩnh viễn.

Satan biết những yếu đuối mà chúng ta có thể vượt qua bằng sức riêng của mình và y sẽ không lãng phí thời giờ với chúng. Vì vậy, chúng ta có thể biết rằng mọi sự cám dỗ mà chúng ta phải đối mặt là sự cám dỗ mà chúng ta không thể tự vượt qua nếu không có sự trợ giúp của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một phần trong chiến lược cám dỗ của Sa-tan là lôi kéo chúng ta chiến đấu với sự cám dỗ trong khả năng của mình. Hắn kéo chúng ta vào cát lún từng tất một cho đến khi chúng ta bị lún sâu vào vũng lầy. Câu trả lời, đó là, những tội lỗi “bí mật”.

Phát triển hành động ngay lập tức trước sự cám dỗ bằng cách trình dâng lên Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện. Phản xạ như vậy giúp chúng ta được đầy dẫy Thánh Linh và nhận được năng lực theo những cách mà chúng ta chưa từng trải nghiệm (Ê-phê-sô 5:18). Nó kéo chúng ta đến gần hơn với Cha thánh và làm cho chúng ta có thể được sử dụng nhiều hơn trong vương quốc của Ngài.

Như học giả thời Phục hưng Erasmus đã lưu ý, Sa-tan không thù ghét điều gì bằng việc sử dụng cái ác của mình cho mục đích dường như tốt lành.

Đây là điểm then chốt: Nhượng bộ trước sự cám dỗ khiến chúng ta trở nên yếu đuối hơn. Khước từ cám dỗ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn.

Anh chị em sẽ mạnh mẽ hơn khi ngày này đã hoàn tất so với khi nó bắt đầu chứ?

Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh

——————————————————-

Nghiệm và Sống là tổng hợp của hai trang Dưỡng Linh và Nghiệm & Sống trước đây.
Đọc lại bài vở của trang Dưỡng Linh:
Dưỡng Linh 1 – 2010-2018
Dưỡng Linh 2 – 2018-2022
Nghiệm&Sống – 2008-2022

Ngày đăng: 09/18/2022